Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Tìm câu có khởi ngữ, xác định khởi ngữ và nêu tác dụng trong đoạn văn sau:  Tiết thu, tôi...
Câu hỏi :

Tìm câu có khởi ngữ, xác định khởi ngữ và nêu tác dụng trong đoạn văn sau:

 Tiết thu, tôi nghĩ muôn đời nay vẫn vậy. Một chút nắng vàng. Một chút se se lạnh. Khẽ khàng, khẽ khàng vô cùng, một chút gió heo may thoảng qua như có, như không. Người ta, ai cũng chợt thấy lòng mình bâng khuâng, xao xuyến. Vì cái gì nhỉ? Thật khó trả lời!Đôi khi chẳng can cớ gì mà ta cũng chợt cảm thấy nao nao...Xuân Diệu quả là tài tình khi đã "điểm mặt" đúng cái tâm trạng "vớ vẩn" này: "Hôm nay trời nhẹ lên cao - Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"! Tuyệt" Buồn, tôi buồn vu vơ thế thôi, nhưng vẫn là buồn, không thể dứt ra được...Tết thu, đó là loa cái gì thật đặc trưng của thời tiết Miền Bắc, mà ai đi xa cũng nhớ. Tôi đã có gần hai mươi năm công tác ở Miền Nam và năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian của mùa thu, tôi lại thấy lòng dạ cồn cào nhớ cái tiết thu ấy, nhớ không chịu nổi và đành phải kiếm cớ bay ngay ra Bắc. Tôi, ở trong ấy có nhà cửa, vợ con, công ăn việc làm và sống khá sung túc, thậm chí có thể nói là giàu có; nghĩa là Tôi dường như có đủ cả, chỉ thiếu một cái cảm giác kì lạ của tiết thu mà thôi! Tiết thu, ai bán mà mua, ai cho mà nhận...Tiết thu, đó là cái hồn vía của trời đất mà với người này là vô nghĩa, còn đối với người kia lại vô giá!.."

Lời giải 1 :

`-` Các câu văn có chứa khởi ngữ: 

+ Tiết thu, tôi nghĩ muôn đời nay vẫn vậy.

+ Khẽ khàng, khẽ khàng vô cùng, một chút gió heo may thoảng qua như có, như không.

+ Người ta, ai cũng chợt thấy lòng mình bâng khuâng, xao xuyến.

Buồn, tôi buồn vu vơ thế thôi, nhưng vẫn là buồn, không thể dứt ra được..

+ Tiết thu, đó là cái gì thật đặc trưng của thời tiết Miền Bắc, mà ai đi xa cũng nhớ.

Tôi, ở trong ấy có nhà cửa, vợ con, công ăn việc làm và sống khá sung túc, thậm chí có thể nói là giàu có; nghĩa là Tôi dường như có đủ cả, chỉ thiếu một cái cảm giác kì lạ của tiết thu mà thôi!

Tiết thu, ai bán mà mua, ai cho mà nhận...

+ Tiết thu, đó là cái hồn vía của trời đất mà với người này là vô nghĩa, còn đối với người kia lại vô giá!..

`@` Thành phần khởi ngữ là phần chữ được gạch chân.

`->` Tác dụng của việc sử dụng khởi ngữ trong đoạn văn: nêu lên chủ đề của đoạn văn: viết về mùa thu cùng tình yêu của tác giả dành cho mùa thu -  "mùa đặc trưng của thời tiết miền Bắc mà ai đi xa cũng nhớ". Bên cạnh đó, khởi ngữ còn nhằm nhấn mạnh, giúp người đọc hiểu được đối tượng được nói tới trong câu văn. Đồng thời, làm tăng tính liên kết, mạch lạc cho các câu văn trong đoạn qua việc duy trì đối tượng xuyên suốt đoạn văn. 

Lời giải 2 :

`Neverland`

`-` Câu chứa khơi ngữ trong đoạn văn là:

 `+` `\text{Tiết thu}` , tôi nghĩ muôn đời nay vẫn vậy.

 `+` `\text{Khẽ khàng}` , khẽ khàng vô cùng, một chút gió heo may thoảng qua như có, như không.

 `+` `\text{Người ta}` , ai cũng chợt thấy lòng mình bâng khuâng, xao xuyến.

 `+` `\text{Buồn}` , tôi buồn vu vơ thế thôi, nhưng vẫn là buồn, không thể dứt ra được.

 `+` `\text{Tiết thu}` , đó là loa cái gì thật đặc trưng của thời tiết miền Bắc, mà ai đi xa cũng nhớ.

 `+` `\text{Tôi}` , ở trong ấy có nhà cửa, vợ con, công ăn việc làm và sống khá sung túc, thậm chí có thể nói là giàu có; nghĩa là Tôi dường như có đủ cả, chỉ thiếu một cái cảm giác kì lạ của tiết thu mà thôi!

 `+` `\text{Tiết thu}` , ai bán mà mua, ai cho mà nhận.

 `+` `\text{Tiết thu}` , đó là cái hồn vía của trời đất mà với người này là vô nghĩa, còn đối với người kia lại vô giá!

`-` Tác dụng: 

 `+` Giúp câu văn trở nên đặc sắc và nổi bật nội dung của tác giả cần truyền đạt tới người nghe

 `+` Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về tiết trời thu

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK