Có ý kiến rằng nhà văn chân chính là người suốt đời chỉ truyền bá một thứ tôn giáo tình yêu thương con người Em hiểu ý kiến trên như thế nào qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao Ngữ Văn 8 tập 1 em hãy làm sáng tỏ
cứu mình cho 5 sao
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Nhà văn chân chính là những nghệ sĩ mang lý tưởng tiến bộ của thời đại, đại diện cho tri thức của loài người, sẵn sàng đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí, lẽ phải, giàu tình yêu thương nhân ái, sẵn sàng xả thân cho cuộc đời và cho nghệ thuật.
- Truyền bá một thứ tôn giáo: tình yêu thương con người là cách nói nhằm khẳng định lí tưởng của nhà văn chân chính (sáng tác văn chương vì cuộc đời, để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn, có nhiều công bằng, yêu thương hơn), đồng thời khẳng định giá trị, chức năng to lớn của văn học trong việc giáo dục, bồi đắp, thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, phục thiện cho con người.
-> Ý kiến bàn về sứ mệnh của người nghệ sỹ, giá trị và chức năng của văn học nghệ thuật.
2. Bàn luận ý kiến:
- Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn. Nhà văn chân chính lại lấy việc làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn làm mục đích sáng tác vì họ là những người rất giàu tình yêu thương đối với cuộc đời.
- Nhà văn là người hiểu rõ khả năng, sức mạnh to lớn của văn chương. Họ đã dùng văn chương như một công cụ đắc lực để thực hiện lí tưởng nghệ thuật của mình.
3. Vận dụng qua truyện Lão Hạc của Nam Cao:
+ Khái quát: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và những người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Ông luôn cảm thông trước những số phận con người đầy thiên lương nhưng bất hạnh.
+ Đọc "Lão Hạc" Ta thấy cái tâm thể hiện rất rõ trên từng nét bút của tác giả - Một tình yêu thương con người vô tận theo cách của Nam Cao.
- Tình yêu thương con người qua tác phẩm:
+ Tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn.. Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên". Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
+ Nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình. Sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
-> Lão Hạc là bản cáo trạng đanh thép tổ cáo hiện thực đen tối của xã hội đã đẩy con người đến bước đường cùng.
=> Nam Cao, nhà văn hiện thưucj xuất sắc của dân tộc, người có có con mắt trông thấu sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến muôn đời" thông qua số phận, và tính cách của nhân vật gợi cảm hứng nhân đạo sâu sắc, cao cả.
3. Kết bài:
+ Khẳng định lại vấn đề :
+Vai trò, thiên chức của người cầm bút.
+Tư tưởng nhân đạo là nội dung quan trọng của Nam Cao.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK