Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phần 2: Viết (4 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về bệnh vô cảm. câu hỏi 7189899
Câu hỏi :

Phần 2: Viết (4 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về bệnh vô cảm.

Lời giải 1 :

Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một , đó chính là sự thật thay đổi suy nghĩ chính bản thân của mỗi người . Bệnh vô cảm chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến nhất trong xã hội hiện nay.

Khái niệm của bệnh vô cảm là : Không có cảm xúc ."vô cảm" có thể hiểu là không có tình cảm => căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ , không quan tâm đến sự vật sự việc xung quanh mình .

Căn bệnh vô vảm ngày càng phổ biến , lan rộng trong xã hội . Thờ ơ vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí , những hiện trượng tiêu cực trong xã hội : Hiện tượng trộm cắp, livestream trên mạng xã hội ... thì im lặng, học sinh thấy các tiêu cực như quay cóp ,bạo lực học đường thì coi như không biết. Và rất nhiều các hiện tượng khác ...

Sự phát sinh bệnh vô cảm thờ ơ là do sự bùng nổ từ phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người nhanh chóng thay đổi theo nhanh hơn , không có thời gian nhìn tới xung quanh.

Sự bùng nổ mạnh từ internet , điện thoại thông minh => con người lại ít giao tiếp phía bên ngoài nhiều hơn 

Sự chiều chuộng , chăm sóc từ các bậc cha mẹ đối với con gái => coi mình là trung tâm , không để ý tới nhiều thứ khác .

Hay sự ích kỷ của bản thân mỗi con người chúng ta.

Hậu quả  vô cùng to lớn : con ngườu đã đánh mất chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hộ tràn đầy nỗi xấu , điều ác 

Xa hơn nữa là con người mất đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc , ảnh hưởng , làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.

Lên án phê phán những hành vi tiêu cực , thơ ơ vô cảm đối với cuộc sống xung quanh .

Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh , thế giới ảo...

Rèn luyện lối sống thực lành mạnh yêu thương quan tâm tới người khác.

Đạo đức giáo dục công dân cho học sinh để phát triển tốt hơn về mọi mặt 

Cần chú ý phát triển từ chính bộ não của mình để làm động lực của mình vào việc tốt để tránh những hiện tượng xảy ra như trên .

Bệnh vô cảm là căn bệnh nguy hiểm để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần phải tránh . Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này .

`Học tốt`

`color{green}{\text{Pan3308}`

Lời giải 2 :

Trả lời:

Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương" câu nói như khắc sâu vào tâm trí con người về nỗi sợ của căn bệnh vô cảm. Bệnh vô cảm không chỉ là một hiện tượng tâm lý mà còn là một căn bệnh xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và bền vững của cộng đồng.

Vô cảm chính là một trạng thái cảm xúc tiêu cực của con người, là sự thờ ơ, thản nhiên, dửng dưng trước những nỗi đau, những bất công xảy ra xung quanh. Nó như một căn bệnh ung thư âm thầm ăn mòn tâm hồn, khiến con người ta trở nên chai sạn và mất đi những giá trị nhân văn cao quý.  Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm có rất nhiều. Đầu tiên phải kể đến áp lực cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại, con người ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ công việc, gia đình, xã hội. Điều này khiến họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng và không còn đủ tâm trí để quan tâm đến những người xung quanh. Thứ hai, sự phát triển của công nghệ cũng góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tình trạng vô cảm. Mạng xã hội, game online... đã thu hút con người vào một thế giới ảo không có thật , khiến con người ít có cơ hội tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với người khác và dần mất đi khả năng đồng cảm với cuộc sống. Cuối cùng, sự thờ ơ của xã hội cũng là một nguyên nhân quan trọng. Khi xung quanh ta đều là những người vô cảm, thì việc bản thân ta cũng trở nên vô cảm là điều dễ hiểu.

Hậu quả của bệnh vô cảm là vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ gây ra những tổn thương về tinh thần cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Bệnh vô cảm làm suy yếu mối quan hệ giữa con người với nhau. Sự thờ ơ, thiếu quan tâm khiến các mối quan hệ gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trở nên lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết. Sự vô cảm khiến con người dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm và lo âu. Không có sự hỗ trợ từ cộng đồng, con người dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Khi con người ta mất đi khả năng yêu thương, chia sẻ, thì các mối quan hệ xã hội sẽ trở nên mong manh và dễ vỡ. Khi con người trở nên vô cảm, các giá trị đạo đức và tình người cũng bị suy giảm. Xã hội trở nên lạnh lùng, thiếu lòng trắc ẩn và sự chia sẻ.

Để khắc phục tình trạng vô cảm, mỗi người chúng ta cần phải có những hành động cụ thể. Giáo dục là một công cụ quan trọng để nâng cao nhận thức về bệnh vô cảm. Trường học và gia đình cần chú trọng giáo dục về giá trị của sự đồng cảm và quan tâm đến người khác. Việc tăng cường giao tiếp trực tiếp, gặp gỡ và chia sẻ sẽ giúp con người gần gũi và thấu hiểu nhau hơn. Các hoạt động cộng đồng, tình nguyện là cơ hội để mọi người kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến tâm lý con người. Xã hội cần tạo ra môi trường sống tích cực, khuyến khích sự chia sẻ và tình thương giữa các thành viên trong cộng đồng. Và hãy luôn rèn luyện cho mình một trái tim nhân hậu, biết yêu thương và biết sẻ chia để cuộc sống này càng ý nghĩa hơn.

Bệnh vô cảm là một thách thức lớn đối với xã hội hiện đại. Nếu mỗi người chúng ta đều ý thức được vấn đề này và có những hành động thiết thực để khắc phục, thì một xã hội văn minh, nhân ái sẽ không còn là một giấc mơ xa vời. Chỉ khi mỗi người biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm, xã hội mới thực sự phát triển bền vững và hạnh phúc.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK