Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 xác định các yếu tố thuộc nội dung của các truyện ngắn: chữ người tử tù và hai đứa trẻ...
Câu hỏi :

xác định các yếu tố thuộc nội dung của các truyện ngắn: chữ người tử tù và hai đứa trẻ

giúp mình với mng

Lời giải 1 :

Tác phẩm " Chữ người tử tù" xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa tên tù nhân Huấn Cao và quản ngục về việc cho chữ. Đó là một tình cảnh đấy éo le, ngang trái bởi Huấn Cao là tên tử tù còn quản ngục là người có chức vụ cao hơn; Huấn Cao dẫn dắt đội quân làm phải triều đình còn tên quản ngục lại là người bảo vệ, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một vị anh hùng đầy chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ rất đẹp, còn quản ngục dù phải làm việc trong môi trường đầy rẫy những tối tăm, cặn bã, tàn nhẫn nhưng lại là người biết thưởng thức cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị giam tù về thể xác nhưng lại được tự do về nhân cách, còn quản ngục được tự do về thể xác nhưng lại bị giam tù về nhân cách, hai con người đó hoàn toàn trái ngược nhau khiến nội dung truyện càng trở lên gay cấn hơn. Tình huống truyện đã làm cho cốt truyện diễn ra từ cuộc gặp gỡ vô tình đến sự hiểu nhầm to lớn của Huấn Cao đối với quản ngục để rồi từ từ nhận ra sự chân thật trong ước muốn cao thượng của quản ngục - một người biết thưởng thức cái đẹp và trọng người tài. Dưới ngòi bút tài hoa, tấm lòng thương yêu con người, yêu cái đẹp, Nguyễn Tuân đã tạo ra được một truyện có tình huống đầy đặc sắc và hấp dẫn như vậy. ''Chữ người tử tù'' luôn là một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Tuân.

 Hai Đứa Trẻ

“Hai đứa trẻ” được rút trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938). Nhân vật chính của tác phẩm là hai chị em Liên và An. Do gia đình xảy ra biến cố,  hai đứa trẻ theo mẹ về quê ngoại ở một phố huyện nghèo. Ngày ngày hai chị em Liên và An trông coi căn hàng xén nho nhỏ với vài ba bao thuốc, dăm bánh xà phòng… và chờ đợi đoàn tàu đi ngang phố huyện. Qua con mắt ngây thơ của Liên, cuộc sống nơi phố huyện hiện lên chân thực, sống động. Đó là mảng màu u tối trong không gian chật hẹp, tù túng với những con người chậm chạp, vô hồn và nghèo đói. Truyện ngắn thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.

Như đã nói, làm nên truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn. Mở đầu câu chuyện, đập vào giác quan người đọc là khung cảnh chiều tàn, ảm đạm và u tối. Thời gian được khắc họa trong tác phẩm ngắn ngủi, mọi sự việc diễn ra được kể từ lúc chiều tối cho đến đêm. Cảnh chiều tàn, trước hết qua con mắt của người nghệ sĩ, vẫn mang vẻ đẹp vô cùng yên ả, bình dị và thơ mộng. “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Thế nhưng, bức tranh ấy tuy đẹp nhưng ẩn chứa sau nó là cả một nỗi buồn mà người vẽ đã cố ý che đi bằng những mảng màu rực rỡ. Có người đã nhận xét, văn Thạch Lam vừa chất chứa hiện thực vừa giàu tính lãng mạn. Điều đó hoàn toàn đứng khi đặt vào truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Bởi khuất lấp sau nhiều tầng lớp ngôn từ, điều Thạch Lam gửi gắm đó là cuộc sống mòn mỏi, tăm tối vây hãm con người.

Nơi chị em Liên ở là một phố huyện nghèo và thực chất nó là cái chợ xép nhỏ. “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.” Chỉ cần nhìn vào những gì còn sót lại sau phiên chợ cũng đủ để thấy cuộc sống cư dân ở đây khổ cực như thế nào. Những người bán hàng về muộn đứng nói chuyện với nhau ít câu như để trao lại cho nhau những nỗi tẻ nhạt cuộc sống mưu sinh. Những đứa trẻ nhà nghèo đang lúi húi sinh nhai trên đống phế phẩm của phiên chợ quê nghèo. Chúng “cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại”. Đây là hiện thân đầy đủ nhất của sự khốn cùng. Tất cả như đang cố sức để sống và hi vọng nhưng sự cố gắng thì đã quá sức còn hi vọng vốn quá mong manh.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Có thể bạn quan tâm

Copyright © 2024 Giai BT SGK