Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ...
Câu hỏi :

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

 Anh ném pao ,em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi..

câu 1:chỉ ra điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn. cách tổ chức điểm nhìn trần thuật có gì đặc sắc?

câu 2:Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa nhưu thế nào trog việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị?

câu 3: Từ đoạn trích trên, Anh/chị có cảm nghĩ  gì về người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa?

Lời giải 1 :

Trả lời:

Câu 1:

- Điểm nhìn trần thuật của đoạn văn: Đoạn trích sử dụng điểm nhìn trần thuật thứ ba, tác giả không hiện diện trực tiếp trong câu chuyện mà miêu tả, phân tích tâm trạng nhân vật Mị từ góc nhìn bên ngoài.

- Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật đặc sắc: 

+ Người kể chuyện sử dụng ngôi thứ ba để miêu tả nhưng lại khai thác sâu vào tâm lý của nhân vật, như thể người đọc đang trực tiếp nghe được suy nghĩ và cảm xúc của Mị.

+ Người kể chuyện không chỉ mô tả hành động mà còn đi sâu vào suy nghĩ, cảm xúc và kỷ niệm của Mị, giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật.

+ Sử dụng ngôn ngữ giàu sức gợi cảm, hình ảnh thơ mộng, góp phần tô đậm tâm trạng nhân vật.

Câu 2: 

Chi tiết tiếng sáo xuất hiện cuối đoạn trích có ý nghĩa trog việc diễn tả tâm lí nhân vật Mị là:

+ Tiếng sáo giúp gợi lại trong  Mị những ký ức tươi đẹp và hạnh phúc của tuổi trẻ, khi cô còn tự do, chưa bị ràng buộc bởi cuộc sống tù túng của hiện tại.  Khi nghe tiếng sáo, Mị như được đánh thức bản năng yêu đời, khao khát được sống mãnh liệt. Nó làm sống lại trong lòng Mị niềm khao khát được tự do, được sống như trước đây.

+ Tiếng sáo đại diện cho tình yêu, niềm hy vọng và sự sống động của cuộc sống. Trong bối cảnh Mị đang chịu đựng cuộc sống bị giam cầm và áp bức, tiếng sáo trở thành biểu tượng của những gì cô mong muốn nhưng không thể có.

+ Tiếng sáo đã tác động một cách mạnh mẽ, làm Mị từ buồn bã, chán nản với cuộc đời trở nên bừng tỉnh, muốn sống, muốn vui chơi và cảm nhận cuộc sống một lần nữa. Nó thể hiện sự thay đổi tích cực trong tâm lý của Mị, từ cam chịu đến khao khát tự do.

Câu 3: Từ đoạn trích, em cảm thấy người phụ nữ miền núi trong xã hội phong kiến xưa là người   là những người xinh đẹp, trẻ trung, khao khát yêu thương và hạnh phúc. Tuy nhiên, họ phải chịu nhiều bất công, áp bức, bị tước đoạt quyền tự do, buộc phải sống kiếp nô lệ trong một cái xã hội rách nát của phong kiến xưa. Nhưng dù sống trong hoàn cảnh đó trong tâm hồn của những con người ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, khao khát được giải phóng, hướng đến cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK