Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi : Đời con thưa dần mùi khói Mẹ già nua như...
Câu hỏi :

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :

Đời con thưa dần mùi khói

Mẹ già nua như những buổi chiều

Lăng lắc tuổi xuân

Lăng lắc niềm thôn dã

Bếp lửa ngày đông...

Mơ được về bên mẹ

Ao xưa,mảnh vườn nhỏ ngày xưa

Bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối

Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi

Mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ

Con về yêu mái rạ cuộc đời

Một sớm vắng

ùa lên khói bếp

về đây củi lửa ngày xưa

Câu 1:Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ

Câu 2:Anh/chị hãy nhận xét nhan đề củi lửa

Câu 3:Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

"Đời con thưa dần mùi khói

Mẹ già nua như những buổi chiều

Lăng lắc tuổi xuân

Lăng lắc niềm thôn dã

bếp lửa ngày đông.."

Lời giải 1 :

$#Arii$

`1.`

`-` Nhân vật trữ tình trong bài thơ là : Người con.

`⇒` Người đã viết ra những dòng thơ để diễn tả tình cảm sâu lắng và nỗi nhớ da diết về mẹ thông qua sự thổ lộ về sự thay đổi của thời gian và những cảm xúc lưu luyến trước những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ bên mẹ.

`2.`

`-` Theo em, tác giả đã đặt nhan đề bài đọc là "Củi lửa" vì hình ảnh này không chỉ đơn thuần là đề cập đến củi hay những vật liệu dùng để đốt lửa nhằm cung cấp nhiệt cho gia đình mà nó còn là hình ảnh đại diện cho sự gần gũi với cuộc sống thường ngày, sự ấm áp và an toàn của tổ ấm. Đồng thời, nhan đề hiện lên là biểu tượng đại diện cho sự thay đổi và trôi qua của thời gian. Qua đó, liên kết với những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ xinh đẹp, giàu những giá trị văn hóa truyền thống.

`3.`

`-` Biện pháp tu từ :

`@` So sánh : "Mẹ già nua như những buổi chiều".

`@` Đảo ngữ : 

`+` "Lăng lắc tuổi xuân".

`+` "Lăng lắc niềm thôn dã".

`@` Điệp ngữ : "Lăng lắc".

`@` Ẩn dụ : 

`⇒` Từ "mùi khói" trong câu trên được hiểu là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thay đổi của thời gian và sự trưởng thành của người con.

Lời giải 2 :

Câu 1:

Nhân vật trữ tình: tác giả

Câu 2:

Nhan đề "củi lửa"là một nhan đề thân thuộc, mộc mạc nhưng lại đầy ý nghĩa. "Củi lửa" là hình ảnh quen thuộc trong nông thôn Việt Nam, phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc ấy lại trở thành nhan đề của tác phẩm đã tạo nên sự độc đáo, tạo sự tò mò cho độc giả. "Củi lửa" còn là biểu tượng của sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình, gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. Đây cũng chính hình ảnh gắn liền với những tảo tần, vất vả và tình yêu thương mà người mẹ dành cho gia đình. Từ đó, "củi lửa" gợi về bao niềm thương, nỗi nhớ trong lòng tác giả.

Câu 3:

Biện pháp tu từ:

-So sánh: mẹ già được so sánh với những buổi chiều (Mẹ già nua như những buổi chiều)

- Điệp từ: lăng lắc

- Đảo ngữ: 

+Lăng lắc tuổi xuân

+Lăng lắc niềm thôn dã

- Ẩn dụ: "thưa dần mùi khói" ẩn dụ chỉ việc con đã khôn lớn ; 

-Hoán dụ: "bếp lửa" hoán dụ chỉ "gia đình"

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK