Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Câu 2. (4,0 điểm)  Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, cảm nhận hình tượng người mẹ...
Câu hỏi :

Câu 2. (4,0 điểm) 

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, cảm nhận hình tượng người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ sau:

 Con bị thương, nằm lại một mùa mưa

Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ

 Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.

[…]

Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa

Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả,

Con nói mơ những núi rừng xa lạ

Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!

(Trích: Mẹ, Bằng Việt, in trong Tác phẩm chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010)

p/s: k cop mạng ạ 

Lời giải 1 :

Bằng Việt rất nổi tiếng với bài thơ " Bếp lửa" viết về người bà của mình. Có thể nói rằng tình cảm gia đình, những người thân luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của ông. Không chỉ bà mà mẹ cũng đã tạo nên nguồn cảm hứng cho ông sáng tác nên bài thơ " Mẹ". Nhưng người mẹ này có khác với những người mẹ khác của chúng ta. 

Bài thơ "Mẹ " có lẽ được nhà thơ Bằng Việt sáng tác vào năm 1970, vào thời điểm ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường. Cảm động trước tình cảm của những người mẹ miền Nam nên ông đã sáng tác bài thơ "Mẹ" như một lời cảm ơn, tri ân người “mẹ” đặc biệt này.

Mẹ ở đây chính là những bà mẹ miền Nam đã hết lòng chăm sóc những người chiến sĩ. Không người " con" - những chiến sĩ bị thương thì đã được các mẹ chăm sóc ân cần, chu đáo. Chính người con cũng cảm nhận được tình cảm đó qua những hành động của người mẹ " hái trái bưởi đào", " canh tôm nấu khế". Dù có khó khăn vất vả như thế nào thì mẹ cũng luôn chăm lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ rất chu đáo. 

Hoàn cảnh của người mẹ miền Nam này cũng vô cùng đặc biệt đó là ba đứa con cũng đã đi chiến đấu xa nhà, mẹ cũng mong nhớ hàng ngày, hàng đêm nên tất cả những tình cảm đó được dồn vào đứa "con", coi người chiến sĩ chính là con của mình mà chăm. 

Bài thơ nói về những kỷ niệm thấm đượm ân tình sâu nặng khi tác giả tham gia chiến đấu ngoài tuyến lửa đã bị thương và được người mẹ ở đó yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình. Thông qua bài thơ, ta càng trân trọng cảm ơn người mẹ miền Nam đã hết lòng yêu thương chiến sỹ. Nhờ có những người như Mẹ và các chiến sỹ mà đất nước ta được thống nhất như ngày nay.

Lời giải 2 :

Đáp án:Là người biết làm thơ, không mấy ai lại không viết về mẹ bởi tình mẹ thiêng liêng luôn là nguồn mạch cảm hứng vô tận cho thơ ca. Trong số đó, tôi rất thích bài thơ “Mẹ” của tác giả Bằng Việt – một nhà thơ tài năng  đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ nói về những kỷ niệm khi tác giả tham gia chiến đấu ngoài tuyến lửa đã bị thương và được người mẹ ở hậu phương nơi đó yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình.

Mở đầu bài là phần thơ tự sự hồi tưởng lại hoàn cảnh của tác giả “Con bị thương, nằm lại một mùa mưa/ Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ…”. Dấn thân vào tuyến đầu đánh Mỹ nhằm bám sát thực tiễn đời sống nơi mặt trận, tác giả đã bị thương, được bà mẹ vùng hậu cứ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng. Tuy không phải là người mẹ ruột sinh thành nhưng hình ảnh người mẹ hiện lên qua phần thơ thật cảm động với  dáng vẻ “ân cần, lặng lẽ” thân thương và “tiếng chân đi rất nhẹ”.

Mẹ cố giữ cho được không gian yên tĩnh để người con chiến sỹ đang còn đau vì vết thương được tĩnh dưỡng. Sống trong căn nhà của mẹ, sự yên ắng khiến chủ thể trữ tình nhận rõ cả âm thanh tiếng gió “trên mái lá ùa qua”. Nhớ về mẹ, tác giả nhớ hết thảy những gì gần gũi gắn bó: từ  khu vườn rợp bóng cây đến  trái chín rụng “lộp độp” vào mùa thu; nhớ nhất là “Những cây bưởi sai, những hàng khế ngọt/ Nhãn đầu mùa chim bói đến lao xao…”.


Sở dĩ người lính trẻ nhớ cụ thể những loài cây trái ấy bởi anh đã được thưởng thức chúng cùng những bữa cơm thấm đượm  ân tình và sự chăm sóc đầy tình yêu thương của mẹ:

“Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng ngô bung, ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà”.

Những câu thơ tự sự kết hợp hài hòa với thủ pháp liệt kê đã cho thấy tình thương và sự quan tâm rất chu đáo và cẩn trọng của người mẹ đối với đứa con chiến sỹ. Hoàn cảnh của mẹ “Ông mất lâu rồi”, ba người con đầu của mẹ cũng “đi chiến đấu nơi xa”, bao nhiêu yêu thương nhung nhớ các con đẻ “mẹ giành con hết cả”.

Cảm động biết bao khi trong giấc ngủ mê “Con nói mớ những núi rừng xa lạ/ Tỉnh ra rồi, có mẹ hóa thành quê”. Thật gần gũi và yêu thương biết bao.

Câu thơ có sức khái quát lớn bởi mẹ không chỉ là một cá nhân nữa, mẹ chính là đại diện cho bao bà mẹ miền Nam khác hết lòng thương yêu chiến sỹ như con đẻ, mẹ “đã hóa thành quê” bởi mẹ chính là hiện thân của quê hương yêu dấu, Mẹ lo âu những khi con yếu mệt, mẹ vui mừng thấy con thương tật đang đỡ dần và “hể hả ngắm con hồng sắc mặt/ Con ra ngõ núi chập chùng xanh ngắt/ Lại tần ngần nói với mẹ ngày đi”.

Tuy rất nhớ thương con, muốn có con ở bên để mẹ thêm vui nhưng vì “Nước có giặc còn đi đánh giặc” cho nên “Mẹ cười xòa, nước mắt ứa trên mi: – “Đi đánh Mỹ, khi nào tau có giữ!/ Súng đạn đó, ba lô còn treo đó/ Bộ mi chừ đeo đã vững hay chăng?”. Thật cảm động làm sao trước sự lo lắng và quan tâm của mẹ. Cội nguồn của thái độ ấy chính là tình yêu thương mẹ giành cho con.
Phần thơ này có sự hòa quyện giữa lời thơ của nhân vật trữ tình và những câu nói của mẹ. Tác giả đã vận dụng sát hợp những ngôn từ, câu chữ đậm sắc thái địa phương khiến cho bài thơ mang dấu ấn Nam bộ rõ nét. Bài thơ kết thúc bằng những câu thơ giàu sức khái quát:

“Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn
Cũng đất nước phơ phơ đầu tóc mẹ
Từng giọt máu trong đầu con đập khẽ
Máu bây giờ đâu có của riêng con?”

Những câu thơ khổ cuối này vừa thể hiện tấm  lòng tri ân sâu nặng vừa bộc lộ tinh thần trách nhiệm của người lính với sứ mệnh thiêng liêng của mình trước đất nước, trước nhân dân.

Trân trọng cảm ơn người mẹ miền Nam đã hết lòng yêu thương chiến sỹ, nhờ có các mẹ mà các chiến sĩ có thể chiến đấu hết mình giúp đất nước ta được thống nhất như ngày nay. Cảm ơn tác giả Bằng Việt đã giúp cho người đọc cảm nhận rõ và tri ân sâu sắc tấm lòng của Người Mẹ.. Mẹ chính là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương đất Việt thân yêu.

 

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK