Trang chủ GDCD Lớp 9 B. PHẦN CÂU HỎI, BÀI TẬP TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Thế nào là bảo vệ Tổ...
Câu hỏi :

giúp t với ạ, t cảm ơn

image

B. PHẦN CÂU HỎI, BÀI TẬP TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Thế nào là bảo vệ Tổ Quốc, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Lấy 02 ví dụ về bảo vệ Tổ quốc? Câu 2. (1điểm

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

câu 1

  • Bảo vệ Tổ quốc là: bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra bảo vệ tổ quốc còn gắn với việc bảo vệ nhân dân, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ XHCN.
  • Những việc làm/ hoạt động bảo vệ tổ quốc:

    • Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh
    • Thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ
    • Thăm hỏi, động viên bộ đội.
    • Tham gia phong trào tình nguyện 27/7.
    • Học tập tốt tuần quân sự của nhà trường.
    • Cố gắng học tập tốt góp phần xây dựng đất nước. 

câu 2

+ Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định, công dân có thể tham gia ứng cử vào các vị trí quạn trọng của Nhà nước để thực hiện việc quản lý nhà nước.

+ Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan Nhà nước thông qua việc tuyển dụng theo năng lực, trình độ chuyên môn mà công dân có thể được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước hoặc được bổ nhiệm vào những vị trí cụ thể trong bộ máy Nhà nước. Việc này nhằm để đảm bảo việc quản lý nhà nước của công dân hiện nay

+ Công dân có thể tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Khi ấy, nhân dân có thể đưa ra ý kiến đóng góp của mình vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội

+ Công dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát biểu ý kiến về các vấn đề quản lý Nhà nước, về nội dung của các quyết định quản lý, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh. Bởi công dân là người nắm rõ nhất, nên sẽ đưa ra được ý kiến tốt nhất vừa bảo vệ quyền lợi bản thân, vừa tham gia quản lý xã hội.

câu 3

Trong trường hợp này, nếu em là Hòa em sẽ nói với anh trai để cùng động viên mẹ, an ủi mẹ, phân tích rõ cho mẹ hiểu bên cạnh nghĩa vụ của một công dân, đi quân sự còn là một quyền thiêng liêng mà không phải thanh niên nào cũng có được. Anh đi chỉ hai năm, nhưng anh sẽ học được nhiều điều, trưởng thành hơn. Còn ngược lại, nếu anh trai không đi vừa không thực hiện tròn nghĩa vụ công dân, vừa đánh mất đi quyền thiêng liêng mà không phải ai cũng có được.

 

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK