Trang chủ GDCD Lớp 9 lao động là gì? có mấy loại lao động?nêu ví dụ? nêu quyền và nghĩa vụ của công dân lao...
Câu hỏi :

lao động là gì? có mấy loại lao động?nêu ví dụ? nêu quyền và nghĩa vụ của công dân lao động?

Lời giải 1 :

`***` Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tao ra của cải vật chất và có giá trị tinh thần cho xã hội

`-` Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
`-` Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

`-` Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

VD: Giáo viên là lao động không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm (loại I, II, III).

`***` Quyền lao động: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

`***` Nghĩa vụ lao động: Công dân có nghĩa vụ tự nuôi sống bản thân, gia đình và tạo ra của cải, vật chất, tinh thần duy trì, phát triển đất nước. Công dân cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Lời giải 2 :

`-` Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

`-` Có `2` loại lao động:

`+` Lao động chân tay: làm việc bằng sức lao động.

`->` Ví dụ: công nhân, nông dân,...

`+` Lao động trí thức: làm việc bằng trí thông minh.

`->` Ví dụ: giáo viên, bác sĩ,...

`-` Quyền và nghĩa vụ của công dân lao động:

`+` Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

`+` Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần suy trì và phát triển đất nước.

`+` Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

`#V`

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK