Viết bài văn phân tích , đánh giá nhân vật Dần trong đoạn trích trên ( tác phẩm một đám cưới , nhà văn Nam Cao)
Nam Cao có thể được coi là cây bút hiện thực sâu sắc. Tác phẩm của ông như tấm gương soi tỏ cuộc sống và tâm hồn những người nông dân vây. Những cái đói, cái khổ hành hạ con người. Và Dần trong tác phẩm “Một đám cưới” đã bị cái những cái khốn khổ ấy tước đoạt mọi thứ.
“Một đám cưới” được ra đời năm 1944 khi cái đói đã mon men đến gần, đã len lỏi vào những ngõ ngách của đời sống con người. Cuộc sống vốn vất vả trăm bề nay lại càng khiến họ trở nên lao đao khốn đốn, vật vờ bên mép vực.
“Một đám cưới” kể về cuộc đời của Dần- một cô bé mới 14,15 tuổi nhưng đã trải qua trăm cái khổ. Dần sinh ra là con nhà nông, nghèo bần nó vận vào người. Từ bé, vì muốn Dần có cái ăn mà mẹ đã cho Dần đi ở đợ. Khá thì chưa thấy đâu nhưng khi Dần về “ nó gầy như một cái que củi” ,lại còn bị đánh đập, cơm nhà giầu nào có dễ nuốt. Nhưng thương Dần mẹ cũng đành làm người xấu hắt hủi,mắng nhiếc để con có cái ăn, cái mặc. Khốn khổ đời Dần sinh ra đã phải lo ăn từng bữa, nhẫn nhục để có cái ăn, có cái tiêu. Cái đau đớn chẳng những dừng ở đấy,cái nghèo đã tước đoạt mọi thứ của Dần. Khi mẹ Dần mất, chỉ vì vài đồng mai táng mà bố Dần đành cắn răng gả Dần đi.
Có một quá khứ vất vả, khốn cùng nay lại phải cưới người mình chẳng hề quen biết nhưng cái khổ theo Dần đến mãi vậy. Mội cái đám cưới ảm đạm và u ám. Đám cưới người ta thì diễn ra vào ban ngày, pháo nổ, sắc hỉ bao trùm, tiếng nói cười, chúc phúc vang trời. Còn đám cưới của Dần lại chẳng có gì. Nhà trai đến rước dâu tận chiều muộn “Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần mới đến”. Đời người cưới có một lần,có ai lại đi đón dâu chiều muộn cơ chứ. Trách sao được,cùng là cái phận nghèo, ngày còn bận làm lấy cái mà ăn, cưới được người con dâu đã là vất vả lẳm rồi lấy gì mà rình rang. Chỉ tội Dần, chẳng yêu, chẳng thương,đám cưới chẳng tử tế. Xót xa và tủi cực quá. Nhưng có lẽ tủi nhất là trên đường về nhà chồng.Quần áo đẹp chẳng thể ước nhưng đến bộ đồ không miếng vá nào cũng chẳng có. Nhưng Dần lại nhất quyết không mặc. Gía như cô có thể kiên quyết từ chối cái đám cưới này được như vậy thì tốt biết bao.Nhưng cũng chỉ tại nghèo quá,khổ quá lỡ nhận tiền của người ta rồi. Bỗng sao ta cảm thấy như Dần như trở nên rẻ mạt quá. Và Dần đã khóc “nó sụt sịt khóc”. Đây là tiếng khóc của sự tiếc nuối, sự hờn tủi. Tiếc nuối vì sắp phải rời xa bố và các em, phải trở thành con người khác, không biết được cuộc sống của mình sẽ sáng hơn hay cũng lại là một kiếp đi ở nữa. Khóc vì hờn tủi,hờn cái số phận mình sao bạc bẽo, hẩm hiu đến vậy. Khổ từ bé tưởng rằng lớn biết lo, biết làm thì đã phần nào làm chủ cuộc đời rồi. Nhưng không cái nghèo đã dội cho Dần gáo nước lạnh, nghèo nên Dần chẳng thể quyết định số phận mình mà buộc phải nghe theo sự sắp đặt của đồng tiền. Một cái đám cưới ảm đạm và u ám. Cả chặng đường đưa dâu chẳng ai vui vẻ, chẳng ai nói cười “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ".
Qua tác phẩm tác có thể cảm nhận được sự xót xa của nhà văn dành cho Dần. Người ta cưới thì rình rang pháo nổ, lời chúc; còn cô thì ảm đạm,âm u trong đêm tối như một đám cưới chui lủi. Vừa tủi thân, vừa đau xót cho một đám cưới nghèo. Giọng văn chua chát, ngậm ngùi khi nói về Dần trái ngược với sự lạnh lùng khi miêu tả khung cảnh đám cưới là sự đồng cảm, thương xót của tác giả cho một kiếp người khốn khổ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK