Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 Viết nghị luận phân tích đánh giá đoạn trích trên Nghĩ đến anh mà nát ruột gan Như nặn nến...
Câu hỏi :

Viết nghị luận phân tích đánh giá đoạn trích trên Nghĩ đến anh mà nát ruột gan Như nặn nến sáp không nên Như ôm cây to không xuể Em lập cập chạy vào đằng quản Cất tiếng xa gần trách chú: - Giúp cháu với bác trai gái nhà trên Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới! - Chúng ta không giúp nổi cháu ơi! Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi Gói cau con người mang tới dạm Dây trầu không người đã tới cuốn leo! Em yêu lại kêu: - Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà! Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp: - Không giúp được em ơi! Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi Gói cau con người mang tới dạm Dây trầu không người đã tới cuốn leo! Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu: Cũng đừng khóc cô ơi! Cây tre nó thành giấy Cây nứa nó thành ống Con gái thành nàng dâu Bố gả chồng cho đừng chối cô à! [] Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu Lời chắc đanh như dao sắc chặt dong Như lá dong kia đã lót ủ men nồng Dẫu van xin cha cũng không buông không thả Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa Bằng con chẫu chuộc thôi. (Trích Tiễn dặn người yêu Xống chụ xon xa

Lời giải 1 :

MỞ BÀI

– Giới thiệu đoạn trích: “Tiễn dặn người yêu” là một truyện thơ đặc sắc về cả mặt chủ đề tư tưởng lẫn nghệ thuật của dân tộc Thái.

– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một đoạn trích tiêu biểu – đó là đoạn trích nói về tâm trạng đau khổ của cô gái khi tình yêu tan vỡ vì bị cha mẹ ép gả cho người mà mình không yêu.

THÂN BÀI

1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:

a. Xác định chủ đề: Đoạn trích là nỗi lòng đau khổ của cô gái khi bị gả bán cho người mà mình không yêu. Đoạn trích thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với cô gái nói riêng và những người phụ nữ bị ép buộc tình duyên nói chung; đồng thời phê phán những hủ tục hôn nhân sắp đặt trong xã hội cũ. 

b. Phân tích, đánh giá chủ đề:

– Chủ đề hôn nhân ép buộc là một chủ đề tương đối quen thuộc trong truyện thơ nói riêng và trong văn học nói chung.

– Đoạn trích đã tập trung diễn tả cái tâm trạng đau đớn đến cùng cực: “nát ruột gan”, hoàn cảnh đơn độc một mình của cô gái, khi mà cô bị ép gả cho người mình không yêu, và cũng đồng nghĩa với việc không đến được với người mà cô yêu mến. Việc cha mẹ gả cô khi “em còn trên nương/ khi em đang ngoài ruộng” cho thấy sự độc đoán của cha mẹ đối với con cái trong xã hội cũ, ở đó, quyền tự do yêu đương không được tôn trọng. Chi tiết cô gái gọi mọi người giúp mình nhưng ai cũng từ chối cho thấy việc ép gả đã trở thành một tập quán xã hội, và những chàng trai cô gái tự do yêu đương trở thành đơn độc, yếu ớt trước số đông. Cái tập quán hôn nhân sắp đặt mạnh tới nỗi mà dường như nó đã trở thành một lẽ tự nhiên, hình ảnh con chim cúc cu hót: “bố gả chổng cho đừng chối cô à” cho thấy điều đó.

– Dù không phát biểu trực tiếp, nhưng qua đoạn trích, ta cũng có thể thấy được thái độ của tác giả dân gian, họ đứng về phía cô gái, đứng về phía hạnh phúc chính đáng của những người yêu nhau. Chính vì đồng cảm với cô gái và căm phẫn hôn nhân sắp đặt, nên những lời thơ nói về cô gái vang lên thật tha thiết, chất chứa biết bao những nỗi niềm. Những câu thơ cuối của đoạn trích vừa là lời tự thán của cô gái, nhưng cũng đồng thời là lời bình luận của tác giả dân gian về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: “ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa/ bằng con chẫu chuộc thôi”.

3.Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Ngôi kể: Đoạn trích được kể từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “em”. Từ điểm nhìn của người trong cuộc này, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, có sức tác động mạnh đến người đọc/ nghe.

– Hình ảnh: Tất cả các hình ảnh trong đoạn trích này đều tập trung làm nổi bật tâm trạng đau khổ của cô gái khi bị cha mẹ ép gả cho người mình không yêu.

+ Đó là tâm trạng tan nát “như nặn nến sáp không nên/ như ôm cây to không xuể”. Nỗi đau khổ quá lớn vượt ra ngoài tầm tưởng tượng, ngoài tầm kiểm soát của con người.

+ Hình ảnh “bác trai bác gái nhà trên”, chú thím nhà dưới, chị em dâu rể trong nhà vừa nói về những người thân thích, vừa biểu tượng cho xã hội. Họ đã “ăn miếng trầu người mang tới gửi/ Miếng cau người mang tới dạm/ Dây trầu không người đã tới cuốn leo”. Hình ảnh cau trầu biểu tượng cho hôn nhân, cho tập tục cưới hỏi của xã hội, và việc họ đã ăn miếng trầu, miếng cau, hình ảnh “dây trầu không người đã tới cuốn leo” là biểu tượng cho việc họ đã bị ràng buộc vào tập tục hôn nhân ép buộc, họ tuân phục tập tục đó, nên không thể giúp đỡ cô gái. Như vậy, vì tuân theo hủ tục, mọi người đều quay lưng, cả xã hội đều quay lưng lại với cô gái.

+ Hình ảnh “con chim cúc cu” là biểu tượng của thiên nhiên. Con chim cúc cu cũng khuyên cô gái nên chấp thuận việc cha mẹ gả chồng cho cô gái, có nghĩa là tập tục ấy đã quen thuộc đến nỗi dường như trở thành một thứ quy luật hiển nhiên, một sức mạnh không thể chống trả, hiển nhiên như “cây tre nó thành giấy/ cây nứa nó thành ống”. + Sức mạnh của tập tục ấy còn thể hiện ở những hình ảnh ở đoạn cuối: “Lời đã trao lời liền như chiếc chiếu/ Lời đã trao như dao sắc chặt dong/ Như lá dong kia đã lót ủ men nồng”. Đó là một sức mạnh ghê gớm mà cô gái không thể cưỡng lại.

– Bút pháp miêu tả: Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ vừa giàu cảm xúc, vừa giàu hình ảnh, nhiều so sánh ví von. Chính những yếu tố đó đã góp phần miêu tả một cách sinh động, sâu sắc tình trạng cô độc cũng như tâm trạng đau đớn của cô gái.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Với sự kết hợp của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, đoạn trích đã cho ở trên đã thể hiện một cách thấm thía nỗi đau của cô gái khi bị ép gả cho người mình không yêu, nỗi đau vì tình yêu tan vỡ. 

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích đã cho ta có thêm hiểu biết về đời sống sinh hoạt và tình cảm của người dân tộc Thái trong xã hội xưa; đồng thời là lời nhắn nhủ hãy lên án những hủ tục, hãy bảo vệ quyền tự do yêu đương của mỗi con người.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK