Câu 4: Dùng bẫy đèn điện trừ sâu bướm thuộc loại biện pháp phòng trừ sâu bệnh thủ công.
Câu 7: - Các loại nhân giống vô tính bao gồm: cắt cành, cấy chồi, tách bụi và ghép cành.
- Loại nhân giống nào dùng thuốc kích rễ hỗ trợ phụ thuộc vào từng loại cây và điều kiện cụ thể. Thuốc kích rễ được sử dụng để kích thích sự phát triển của rễ và giúp cây con nhanh chóng phát triển và sinh trưởng tốt sau khi được nhân giống.
Câu 11: Thời vụ trồng rừng chính ở miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở miền Trung và miền Nam là mùa mưa.
Câu 13: Các biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng là: làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa cây, dặm cây
Câu 14:
Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng cây ớt.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ:
+ Hạt giống: Một ít hạt ớt khô làm giống. (200đ/trái ⇒ 1000đ/5 trái)
+ Chậu nhựa chuyên dụng: Đường kính khoảng 15 – 20 cm. (10000đ/chiếc)
+ Đất trồng: Đất cát pha. (miễn phí ⇒ lấy ở vườn)
+ Phân bón: phân bón cây loại NPK (600đ/gr ⇒ 12000đ/20 gr)
+ Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước. (50000đ/bộ)
- Tổng kinh phí: 73000đ
- Trồng, chăm sóc và thu hoạch:
+ Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ớt: Cho đất cát pha vào thùng xốp, cách miệng khoảng 5 - 7 cm.
+ Bước 2: Gieo hạt ớt: Xử lí hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53oC) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng Mặt Trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 - 5 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
+ Bước 3: Chăm sóc cây ớt
Câu 15:
Thực hiện chăm sóc rừng trồng tối thiểu trong 3 năm liền. Hàng năm, tùy vào điều kiện thực bì, đất đai, thời tiết để bố trí số lần chăm sóc từ 2 - 3 lần/năm, có thể thực hiện nông - lâm kết hợp khi có điều kiện thuận lợi.
+ Năm thứ nhất:
- Trồng vụ Xuân - hè chăm sóc 2 lần/năm.
+ Lần 1 vào tháng 7-8, phát dọn, dãy cỏ xung quanh gốc, xới đất, vun mầu vào gốc có đường kính 0,8 m, cao khoảng 5cm. + Lần 2 vào tháng 10-11, phát cỏ, cắt gỡ dây leo, cây bụi lấn át cây trồng, chú ý kiểm tra sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Trồng vụ Thu chăm sóc 1 lần/năm vào tháng 10-11, nội dung tiến hành như lần 1 của vụ Xuân hè.
+ Năm thứ hai (chăm sóc 3 lần/năm):
- Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm thứ nhất, kết hợp bón thúc với lượng 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh trên 1 gốc bằng cách rạch bón xung quanh cách gốc 10-15cm và lấp kín phân.
- Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, gỡ bỏ dây leo lấn át cây trồng, tỉa cành cho cây.
- Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc, đường kính rộng 1m.
+ Năm thứ ba (chăm sóc 2 lần/năm):
- Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, thực hiện bón thúc như bón lần 1 trong năm thứ hai.
- Lần 2 vào tháng 7-8, thực hiện phát thực bì toàn diện, dãy cỏ xung quanh gốc kết hợp tỉa cành, tỉa thân.
+ Năm thứ tư: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể thực hiện chăm sóc như: Xới đất, bón phân 1 lần vào đầu mùa sinh trưởng (tháng 3-4), loại phân, liều lượng có thể áp dụng như các lần bón thúc trước đây.
@TrangMiin_Hoidap247
Công nghệ là sự phát minh, thay đổi, sử dụng và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình. Hãy đón nhận và phát triển những kiến thức công nghệ để góp phần tạo nên những đổi mới và sáng tạo!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK