Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 TỐNG TRÂN CÚC HOA (Truyện thơ Nôm khuyết danh) (Trích Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền Đôi hàng nước mắt...
Câu hỏi :

TỐNG TRÂN CÚC HOA (Truyện thơ Nôm khuyết danh) (Trích Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn. Khó nghèo có mẹ có con, Ít nhiều gan sẻ (1) vẹn tròn cho nhau Lòng con nhường nhịn bấy lâu Mẹ ăn cơm ấy ngon đâu hỡi nàng Cúc Hoa nước mắt hai hàng: Lạy mẹ cùng chàng chở quản (2) tôi Gọi là cơm tấm cạnh lê (3) Mẹ ăn đỡ dạ kéo khi võ vàng (4) Chàng ăn cho sống mình chàng, Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là. Kể chi phận thiếp đàn bà, Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương. Thương con mẹ giấu cho vàng, Bảo rằng gìn giữ để nương tựa mình. Cúc Hoa trong dạ đinh ninh: Lạy mẹ còn có chút tình thương con. Tức thì trở lại phòng môn, Cầm tay đánh thức nỉ non bảo chồng: Chàng ơi xin tỉnh giấc nồng, Nay vàng mẹ thiếp cho dùng một chương Kể đoạn Cúc Hoa bán vàng, Bán cho trưởng giả giàu sang hơn người. Hai bên giả cả hẳn hoi, Bắc cân định giả được ngoài tám mươi. Cúc Hoa trở lại thư trai (5) Khuyên chàng kinh sử dùi mài cho hay. Thiếp xin rước một ông thầy, Để chàng học tập đêm ngày thiếp nuôi. Một ngày ba bữa chẳng rời, Nuôi thầy, nuôi mẹ lại nuôi cả chồng. Nàng thời nhiều ít cũng xong Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên. Khấn trời lạy Phật đòi phen: Chứng minh phù hộ ước nguyền chồng tôi. Khuyên chàng khuya sớm hôm mai, Cố chăm việc học đua tài cho hay. Một mai, có gặp rồng mây (6) Bảng vàng may được tỏ bày họ tên (7) Trước là sạch nợ bút nghiên (8) Sau là thiếp cũng được yên lòng này. Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn truyện trên? Câu 3. Câu chuyện nào được kể trong đoạn truyện trên? Câu 9. Em có đồng tình với quan niệm : Đã là phụ nữ phải biết hy sinh cho chồng con. Câu 10. Đoạn thơ sau cho thấy được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: Chàng ăn cho sống mình chàng, Dốc lòng kinh sử văn chương đạo là. Kể chi phận thiếp đàn bà, Khó nghèo chớ quản nỗi nhà thảm thương. Bằng hiểu biết của em, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Lời giải 1 :

2) Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mình

3) Câu chuyện được kể đến là người vợ tảo tần gánh vác giang san nhà chống với hi vọng cho chồng được đỗ đạt quan trường

4) Em đồng tình

5) Qua các văn bản đã học như: Truyện Kiều, Người Con Gái Nam Xương, Tống Trân Cúc Hoa,... Ta có thể thấy được số phận bi thảm, khó nhọc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Những người phụ nữ chịu ảnh hưởng từ nho giáo tuân theo Hiền-Lương-Thục-Đức, hết lòng vì chồng con tảo tần sớm tối lo việc nhà. Bị xã hội phong kiến ác nghiệt hành hạ, vật đỗ đến chết. Do chưa có học thức nên họ thường dùng những cách cực đoan như tự vẫn hay lặng lẽ bỏ đi để thoát khỏi cuộc sống khổ sở đầy cực hình. Nhiều cách mà ta nghĩ là hành động ngu dốt nhưng nếu đặt trong tình thế đó, bạn nghĩ sao đây, bạn sẽ làm được những gì? Đối với hoàn cảnh của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến bây giờ chỉ có thể như thế mà thôi. Những người mà từ thuở làm con gái chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, không có tình yêu và không có hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân cưỡng ép, ràng buộc mà đôi khi bản thân họ chỉ là dụng cụ tiêu khiển trong tay cha mẹ mình. Hay những người phụ nữ tảo tần cho nhà chống rồi lại tiếp tục bị khinh thường, chà đạp. Có thấy được số phận bi đát của những người phụ nữ xưa ta mới biết phụ nữ là để yêu thương.

@Hongphucnguyen

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK