Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 THU VỊNH Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như...
Câu hỏi :

THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

(Nguyễn Khuyến)

Ông Đào : Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng.

Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên :

A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh

Câu 3. Những từ ngữ xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu trong hai câu thơ đầu thuộc từ loại nào?

A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Hư từ

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A. 1- 2 và 3- 4 B. 3- 4 và 5- 6 C. 5- 6 và 7- 8 D. 1- 2 và 7- 8

Câu 5. Hình ảnh mùa thu xuất hiện trong bài thơ có đặc điểm gì nổi bật?

A. Ước lệ, cổ điển B. Mới lạ, độc đáo C. Giản dị, quen thuộc D. Hư ảo, mộng mơ

Câu 6. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất đặc điểm của bức tranh mùa thu trong bài thơ ?

A. Bức tranh mùa thu nơi làng quê với vẻ đẹp non tơ, mềm mại, tinh khôi

B. Bức tranh mùa thu nơi miền sơn cước với vẻ ảm đạm, tiêu điều, xơ xác

C. Bức tranh mùa thu chốn kinh kì với vẻ đẹp rực rỡ, náo nhiệt, tràn đầy sức sống

D. Bức tranh mùa thu nơi làng quê với vẻ đẹp trong trẻo, thanh sơ, buồn lặng

Câu 7. Chữ thẹn có nghĩa là gì?

A. Cảm thấy băn khoăn B. Cảm thấy hồi hộp C. Cảm thấy xấu hổ D. Cảm thấy tự hào

Lời giải 1 :

`1.B`

`->` Nhận biết: cao - vào - nào - Đào

`2.A`

`3.B`

`->` Tính từ miêu tả bầu trời, cầu trúc, tầng mây.

`4.B`

`->` Đối:

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

   T      T        B      B       B      T     T

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

    B       B     T     T       T     B       B

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

   T     B          T        T    B      T        T

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

   T       T      B       B          T        T      B

`5.C`

`->` Hình ảnh quen thuộc, giản dị: trời thu, cầu trúc, trăng, giậu hoa,...

`6. D`

`7. C`

`->` Cảm thấy hổ thẹn, có tư tưởng khâm phục những tấm gương của các danh sĩ Trung Quốc - ông Đào.

Lời giải 2 :

`color{darkred}{@tmt}`

Câu `1` :

`-` Bài thơ được gieo vần chân.

`->` Đáp án : `B`.

Câu `2` : 

`-` Phương thức biểu đạt của văn bản trên là : biểu cảm.

`->` Đáp án : `A`.

Câu `3` :

`-` Những từ ngữ xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu trong hai câu thơ đầu thuộc từ loại : tính từ.

`->` Đáp án : `B`.

Câu `4` :

`-` Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu : `1 - 2` và `7 - 8`.

`->` Đáp án : `D`.

Câu `5` :

`-` Hình ảnh mùa thu xuất hiện trong bài thơ có đặc điểm : Giản dị, quen thuộc.

`->` Đáp án : `C`.

Câu `6` :

`-` Đặc điểm của bức tranh mùa thu trong bài thơ : trong trẻo, thanh sơ, buồn lặng.

`->` Đáp án : `D`.

Câu `7` :

`-` Chữ thẹn có nghĩa là : xấu hổ.

`->` Đáp án : `C`.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK