Viết bài văn báo cáo nói về hình tượng nhân vật người phụ nữ trong Truyền Kì Mạn Lục
Nếu “Chinh phụ ngâm khúc” là kiệt tác trong nền văn học cổ điển của nước nhà. Bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là tác phẩm dịch đặc sắc vừa truyền đạt tư tưởng sâu sắc của tác giả vừa phô diễn vẻ mỹ lệ của Tiếng Việt, thì “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là một “Thiên cổ tuỳ bút”. Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú…đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm này. “Truyền kỳ mạn lục”, (sao chép tản mạn những chuyện lạ) là sáng tác duy nhất của danh sỹ Nguyễn Dữ. Khi nhắc đến “thiên cổ tuỳ bút” này chúng ta không thể không nhắc đến những số phận người phụ nữ_họ là những người dân lương thiện phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông họ đều là những thiếu nữ xinh đẹp, chuyên chính, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật phản diện như nàng Nhị Thanh, các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và yêu quái ở Xương Giang, cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì nghiệp oan mà trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Qua đó Nguyễn Dữ đã lên án xã hội mục nát, giành nét bút của mình cho những số phận đau thương. Đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK