Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 cách an nhìn và cảm nhận về thiên nhiên U Minh văn bản đi lấy mật ngữ văn 7 câu...
Câu hỏi :

cách an nhìn và cảm nhận về thiên nhiên U Minh văn bản đi lấy mật ngữ văn 7

Lời giải 1 :

- Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An. Nhân vật An đã quan sát, cmar nhận được vẻ đẹp phong phú, đầy chất thơ của rừng U Minh: buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành; buổi trưa tràn đầy nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên: những loài cây thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng con chim vụt bay lên; những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ; thế giới đầy bí ẩn của loài ong...

- Những bức tranh thiên nhiên cho thấy An có khả năng quan sát tinh tế, có tâm hồn trong sáng, biết phát hiện, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Lời giải 2 :

- Đoạn trích có 4 nhân vật. Đó là: tía nuôi, má nuôi của An và thằng Cò.

- Mối quan hệ: Tía nuôi và má nuôi của An là tía, má của thằng Cò.

Nhân vật tía nuôi của An: người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu:

- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.

- Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt.

- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An.
- Khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của An về thiên nhiên sâu sắc, tinh tế.

 Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở ven rừng U Minh.

- Em khẳng định được như vậy bởi vì tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng.

- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào:

+ Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").

+ Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.

+ Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)

Những ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam thông qua đọc đoạn trích:

- Con người phương Nam: bộc trực, thẳng tính, không để bụng, tình cảm.

- Rừng phương Nam: đẹp và trù phú.

Trong đoạn trích Đi lấy mật, em để ý nhiều nhất đến chi tiết mấy con kì nhông đổi màu để ngụy trang. Cái nhìn, cảm nhận về khu rừng không chỉ là cái nhìn của nhân vật An mà còn là cái nhìn của tác giả. Chính cái nhìn đó đã cho ta thấy được vẻ đẹp của khu rừng: có hương thơm cây trái, có cả sự đa dạng của các loài động vật. Người đọc đồng thời bàng hoàng về vẻ đẹp thiên nhiên, đồng thời bàng hoàng về sự cảm nhận tỉ mỉ, tinh tế của người viết. Đoạn trích Đi lấy mật quả thực đã giúp em thấy được những vị mật khác của khu rừng phương Nam.

Giá trị nội dung:

Đoạn trích "Đi lấy mật" kể lại một buổi đi lấy mật ong của cậu bé An với cha nuôi và thằng Cò trong rừng U Minh. Trong chuyến đi này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo về công việc lấy mật ong rừng, đồng thời qua câu chuyện cũng giúp chúng ta hiểu hơn về những con người nơi núi rừng Nam Bộ.

Giá trị  nghệ thuật

- Đoạn trích sử dụng ngôi thứ nhất, kết hợp với lối kể chuyện hấp dẫn, lối miêu tả vừa hiện thực cũng vừa trữ tình.

- Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương miền Tây Nam Bộ, qua đó thể hiện sự bình dị, gần gũi của những con người nơi đây.

Đoạn trích kể về một lần An cùng tía và Cò cùng nhau đi vào rừng lấy mật trong rừng U Minh, qua đó tác giả đã bật mí cho chúng ta về cách làm tổ cho loài ong mật. Trong chuyến đi, cậu bé An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ. 

A. Tác giả  

- Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang. 

- Ông là nhà văn của miền đất phương Nam với những sác tác về vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, con người chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng nghĩa tình và cuộc sống nơi đây. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957)

B. Tác phẩm 

1.Thể loại:

Đi lấy mật thuộc thể loại truyện dài

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Đất rừng phương Nam là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. 

- Tác phẩm gồm 20 chương, đã được dựng thành phim Đất phương Nam (1997)

- Đất rừng phương Nam kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. 

- Đoạn trích Đi lấy mật là tên chương 9, kể lại một lần An theo tia nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

3. Phương thức biểu đạt : 

Văn bản Đi lấy mật có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Người kể chuyện : 

Văn bản Đi lấy mật được kể theo ngôi thứ nhất (là nhân vật “tôi” – An)

5. Tóm tắt văn bản Đi lấy mật: 

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

6. Bố cục bài Đi lấy mật: 

Đi lấy mặt có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “không thể nào nghe được”: Suy nghĩ của An khi cùng tía nuôi và An đi lấy mật.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “cây tràm thấp kia”: Cảnh sắc đất rừng phương Nam hiện lên trên đường đi lấy mật.

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.

“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.

Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.

Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệttrong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

Đối với nhân vật Cò, cậu bé này đối với An tuy cùng tuổi nhưng lại có tương đối nhiều điểm khác biệt. Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng núi rừng U Minh. Hoàn toàn có thể khẳng định được như vậy là bởi cậu bé có những hiểu biết về rừng, về cách phân biệt nhiều loài ong, chim khác nhau. Khác với An mệt mỏi phải dừng lại nghỉ, thì Cò đội trên đầu cái thủng to tướng đựng nhiều đồ đạc và thức ăn, cặp chân như giò nai, lội suốt ngày trong rừng cũng không biết mệt. Mọi hành động đều cho thấy Cò là một cậu bé tinh nghịch, giàu năng lượng, lúc nghỉ ngơi, Cò bưng vò nước ra, ngửa cổ kề miệng uống ừng ực; hay thúc vào lưng An, trỏ lên trời và đố con ong mật ở đâu, rồi lại tự giảng giải cho An cách nhìn thấy bầy ong, đoán trước được chúng sẽ xuất hiện. Khi thấy An chịu thua câu đố, Cò đắc ý, vênh mặt tự tin về những hiểu biết của mình. Cò giảng giải cho An cách để tìm thấy ong mật: “Cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao kia” “nhìn một chỗ trống ấy” “nó tới liền bây giờ”.Qua đoạn trích, bên cạnh con người và núi rừng phương Nam để lại cho em ấn tượng vô cùng đặc biệt. Thiên nhiên núi rừng tràn đầy nhựa sống, hùng vĩ, hoang sơ. Con người chăm chỉ lao động và có nhiều kinh nghiệm với nghề… thì hai bạn nhỏ An và Cò cũng để lại nhiều ấn tượng đặc biệt. Cũng nhờ hai cậu bé, người đọc như được khám phá đất rừng phương Nam qua hai vị hướng dẫn viên đặc biệt.

Ngôi kể "Đi lấy mật":  được kể bằng lời của nhân vật tôi - An. Ngôi kể "Bầy chim chìa vôi": ngôi kể thứ ba - người kể chuyện giấu mình.

Việc sử dụng ngôi kể của bài "Đi lấy mật" đem lại sự khách quan cho câu chuyện dưới sự chứng kiến của một nhân vật cụ thể khiến cho câu chuyện mang tính khách quan và khiến độc giả tin đây là một câu chuyện có thật. Còn việc sử dụng ngôi kể của bài "Bầy chim chìa vôi" thì người kể chuyện giấu mình, không biết đây có phải câu chuyện có thật hay không hay đó chỉ là sự tưởng tưởng của người kể chuyện khiến cho câu chuyện không có tính khách quan và người đọc sẽ nghi vấn rằng đây có phải là một câu chuyện có thật hay không. 

- Giác quan cảm nhận: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác. 

- Trình tự miêu tả: trình tự thời gian (từ sáng sớm đến khi bóng nắng nghiêng nghiêng), trình tự không gian (theo hành trình đi lấy mật của cha con An). 

- Ngôn ngữ: sử dụng những từ ngữ địa phương như tía, má,.... 

- Phong cảnh: khung cảnh đậm màu sắc Nam Bộ (khung cảnh đất rừng U Minh) 

- Con người: tính cách chất phác, hồn hậu, thật thà, sống nghĩa tình và gần gũi với tự nhiên 

- Cuộc sống lao động: những công việc đặc trưng như nghề "ăn ong", "gác kèo",....

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK