Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Viết bài văn nghị luận phân tích ,đánh giá ,chủ đề , những nét đặc sắc về hình thức nghệ...
Câu hỏi :

Viết bài văn nghị luận phân tích ,đánh giá ,chủ đề , những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật truyện ngắn đứa con đầu lòng của thạch lam

Lời giải 1 :

   Một trong những tác giả đi sâu vào khai thác cuộc sống đời thường của những người dân nghèo cùng sự khai thác nội tâm nhân vật sâu sắc đó là Thạch Lam. Ông là một nhà văn mang trong mình phong cách sáng tác đặc biệt theo lối kể chuyện giản dị, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và thâm trầm. Trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, truyện ngắn "Đứa con đầu lòng" thuộc tập truyện "Gió đầu mùa" của Thạch Lam đã in đậm dấu ấn trong lòng độc giả. Lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng cùng những sự việc giản dị thường ngày nhưng khi đưa vào tác phẩm, mỗi sự việc ấy lại mang trong mình ý nghĩa cùng những thông điệp riêng.

   Truyện ngắn kể về sự chào đời của đứa con đầu lòng của gia đình Tân và những cảm xúc lẫn lộn tron lòng của Tân khi đón chào một sinh linh mới ra đời. Mỗi người cha, người mẹ khi sinh ra những người con bé nhỏ của mình, chắc hẳn ai cũng cảm thấy vui sướng và hạnh phúc tột độ nhưng với Tân, chàng trai ấy lại có cảm giác khác hoàn toàn. Khi nhìn ngắm đứa con vừa mới lọt lòng, chàng "thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nảy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ". Cảm xúc của một người cha mới lên chức bố đó là sự xa lạ với chính người con của mình. Sau đó, Tân đã tập làm quen với sự hiện diện của sinh linh bé nhỏ trong gia đình mình nhưng thoáng qua trong suy nghĩ của chàng vẫn là sự trống rỗng và cảm thấy không có mối liên kết với đứa trẻ ấy. Có lẽ suy nghĩ ấy của Tân sẽ không đổi thay nếu không xuất hiện sự việc vợ anh nhờ anh phụ giúp để tắm cho con. Tân chỉ cần giữ đầu đứa trẻ nhưng chàng càng nhìn đứa bé lại càng thấy không thích, "cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến". Sau đó, chàng đã càu nhàu mắng đứa bé và giục người vợ tắm cho đứa bé nhanh lên vì anh đã mỏi tay rồi. Nhưng việc tắm cho một đứa trẻ không thể nóng vội mà xong nhanh được nên người vợ cố gắng bảo Tân giữ thêm một chút nhưng chàng đã dứt khoát buông đứa trẻ và đứng dậy đi ra ngoài, mặc cho người vợ của anh đang ôm đứa bé mà khóc nức nở. Trong lòng anh, giờ mới nhận ra sự cư xử vô lý của chính mình, từ đó tình thương nảy nở lại trong lòng Tân. Anh chợt nhận ra mình đã quá ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà quên đi mất sự hi sinh của người vợ cũng như sự ra đời của con anh. Khi người vợ tắm xong cho đứa bé, "Tân lại gần cúi nhìn đứa bé,. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức", đây cũng là lần đầy tiên Tân cảm nhận được sự thiêng liêng của sự sống và nhận thấy những hành động sai lầm trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chính sự việc ấy đã giúp Tân thức tỉnh và nhận ra những việc mình cần làm, từ đó anh biết trân trọng, nâng niu và yêu quý đứa con bé nhỏ ấy của mình hơn. Đến cuối câu truyện, Tân đã mua cho con của mình một đôi bít tất len trắng xinh đẹp và vui vẻ mang đi khoe với vợ. Trong tấm màn tuyn, con anh nằm ngủ gọn trong vải trắng, Tân ngắm nhìn con và lòng anh rung động đã thể hiện sự thay đổi trong chính con người anh và tình yêu thương người con của mình da diết. Như vậy, tình phụ tử thiêng liêng có thể nảy nở ngay từ những sự việc diễn ra trong cuộc sống đời thường. Nó không chỉ thể hiện ở sự vui mừng, hân hoan khi đứa con được chào đời mà nó diễn ra xuyên suốt trong hành trình trưởng thành của người con. Tân lúc đầu chưa biết trách nhiệm cao cả của một người cha nhưng chính sự ngây thơ, nhỏ bé của đứa trẻ mà anh dần nhìn nhận lại, phát giác ra những chuyện mà trước giờ mình đã làm sai và kịp thời sửa chữa nó. Thạch Lam đã đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật "Tân" từ những điều nhỏ nhặt nhất từ đó, khám phá ra những góc khuất sâu kín của tâm hồn một người mới làm cha. Truyện ngắn không có những tình huống, sự kiện cao trào nhưng nó đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc nhờ sự phát hiện nhẹ nhàng, sự suy tư sâu lắng cùng ý nghĩa, thông điệp nhà văn muốn truyền tải. Cuộc đời con người không phải là vô hạn, vì thế, chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng gia đình, nó được thể hiện qua tình phụ tử và tình tĩnh mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp, đồng thời, chúng ta cần hiểu chính mình, không cố chấp, bảo thử và học cách yêu thương những người xung quanh mình, sống một cách có ý nghĩa nhất. 

     Qua việc phân tích nội tâm nhân vật sâu sắc cùng tình huống truyện nhẹ nhàng mà sâu sắc, Thạch Lam đã khắc họa lên hình ảnh nhân vật một người mới làm cha đã thay đổi ra sao? Đồng thời, từ đó cho thấy sự trưởng thành, chín chắn hơn trong suy nghĩ của nhân vật Tân để có thể làm bờ vai vững chắc cho vợ và đứa con bé nhỏ của mình. Truyện ngắn "Đứa con đầu lòng" vì thế mà được nhiều nhà phê bình văn học và độc giả bình luận, khen ngợi và từ tác phẩm thể hiện rõ văn phong giản dị, đời thường của Thạch Lam.

Lời giải 2 :

Em tham khảo phần hướng dẫn dưới đây! Chúc em luôn học tốt!
Đến với Thạch Lam, chúng ta đến với một nhà văn có tư tưởng tiến bộ thật sự đồng cảm và biết sẻ chia cuộc sống của những người lao động nghèo khổ. Những tác phẩm truyện ngắn của ông vừa có truyện lại như không có cốt truyện, rất khó để tóm tắt, chỉ là những mẩu truyện nhỏ nhưng đằng sau đó lại là những bài học ấm áp về tình người. Câu chuyện “ Đứa con đầu lòng” là một tác phẩm như thế, nó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em về nhân vật người bố trẻ Tân.
Vợ Tân sinh con, ban đầu đứa trẻ đỏ hỏn nên Tân không có tình cảm với nó, mọi thứ vẫn cứ dửng dưng như không, chưa có gì thay đổi. Trong khi em bé tắm là những thay đổi tích cực trong tâm tưởng của Tân. Những đối thoại giữa các nhân vật với nhau rất kiệm lời, thưa thớt mà thay vào đó là những suy nghĩ miên man. Ngắm nhìn đứa con lọt lòng tắm, Tân thấy trong lòng có những cảm xúc thật kỳ lạ “thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nảy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ”. Đó là những cảm giác rất thật của một người đàn ông với những đứa con mới đẻ. Rõ ràng vì không mang nặng đẻ đau, lại là con đầu nên Tân chưa thể có cảm giác với những đứa con cũng là điều dễ hiểu. Người đọc không trách Tân mà hoàn toàn thông cảm với tâm lý, tình cảm của chàng trai này.
Dần dần Tân cũng làm quen với việc gia đình mình có thêm thành viên mới, song với Tấn vẫn chưa hề có cảm nhận rõ rệt với đứa trẻ “Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi”. Chính những suy nghĩ của chàng trai này khiến người đọc càng băn khoăn và quyết tâm phải theo dõi đến tận cùng câu chuyện để hiểu thêm về chàng trai này, để xem cuối cùng liệu Tân có yêu thương đức trẻ ấy hay không.

Tình tiết câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm khi Tân khó chịu vì phải giúp vợ tắm cho con. Người đọc vừa thương lại vừa giận người bố trẻ này vì chẳng mảy may rung động với đứa con dứt ruột của mình, nếu có chỉ là rung động khẽ nhưng “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Người đọc thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng Tấn cũng thấy gắn bó, thấy tình yêu của mình gửi gắm trong đó.

Vượt lên tính chất chỉ là một câu chuyện mang tính gia đình, Đứa con đầu lòng còn là câu chuyện của hiện thực của cuộc sống. Từ tình cảm của Tân với đứa con mới nở câu chuyện đã gợi ra bao suy nghĩ về con người và sự sống của họ, về những tâm sự rất đời, rất thực . Trong những truyện ngắn được sáng tác năm 1930 -1945 thì tính đời và mới mẻ của “Đứa con đầu lòng” lại mới hơn cả so với những tác phẩm cùng thời và những tác phẩm của Thạch Lam. Và câu chuyện nhân tình thế thái, những bài học triết lí của ông dành cho người đọc cũng hết sức nhẹ nhàng, không đao to búa lớn nhưng sức lan tỏa thì không hề kém cạnh.
Việc chào đón một sinh mệnh vốn dĩ là niềm vui và hạnh phúc rất lớn của đời người. Nhưng với những người đàn ông đặc biệt là những người còn trẻ như Tâ thì đối diện với đứa con đầu lòng không hề dễ dàng. Ngay kể cả những người mẹ trẻ, thì với họ một đứa trẻ chào đời cũng là một thứ gì đó rất khác lạ, phải mất một thời gian con người ta mới có thể tiếp nhận được chứ đừng nói đến Tấn. Ban đầu người đọc cũng cảm thấy khó chịu khi Tấn không hề có cảm tình với đứa bé “Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến”. Tân không xúm xít quanh vào đứa bé, chỉ hỏi những câu hỏi làm vợ chạnh lòng ““Nhưng sao cái đầu nó dài thế nhỉ. Tôi trông nó thế nào ấy”, “Mà hình như một mắt to, một mắt nhỏ”. Phải trải qua một quãng thời gian tương đối dài để tiếp nhận, để học cách thích nghi mới có thể bồi đắp tình cảm với đứa trẻ. Chàng kịp nhận ra vẻ đẹp đáng nâng niu của con chàng: “Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở”. Từ đây con với Tân thực sự đã là một - một tình cảm thiêng liêng ấm áp khiến Tân cảm thấy diệu kỳ. Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời”.
Đến với truyện ngắn này, đến với nhân vật Tân, người đọc thấy được những phát hiện thật tinh tế của nhà văn trên từng trang văn. Khai thác từ những điều nhỏ nhặt nhất, những góc khuất sâu kín trong tâm hồn con người, Thạch Lam đã có những phân tích tinh tế, tỉ mỉ về tính cách của nhân vật. Cốt truyện nhẹ nhàng, bàng bạc chất thơ với đề tài đời thường, trang văn của Thạch Lam để lại những dư vị sâu sắc trong lòng người đọc

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK