Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Câu chuyện nữ thần Lúa Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có...
Câu hỏi :

Câu chuyện nữ thần Lúa

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

- Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

- Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là Rước bông lúa. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh đều có rước bông lúa như vậy).

(Câu chuyện Nữ Thần Lúa - Thần thoại Việt Nam)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Nữ thần Lúa được miêu tả như thế nào?

A. Là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

B. Là một cô gái xinh đẹp.

C. Là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả.

D. Là một cô gái dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Câu 3. Phương án nào đúng nhất về sự phát triển của cây lúa?

A. Những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, kết bông mẩy hạt.

B. Những hạt giống mọc thành cây, kết bông mẩy hạt.

C. Những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt.

D. Những hạt giống tự nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt.

Câu 4. Vì sao nữ thần Lúa dỗi?

A. Vì được chào đón nồng nhiệt.

B. Vì được tặng quà.

C. Vì bị phang một cán chổi vào đầu.

D. Vì bị vu khống.

Câu 5. Các hoạt động cắt lúa, phơi phóng, xay giã cho ra gạo gắn với đối tượng nào?

A. Người nông dân.

B. Người công nhân.

C. Người lái xe.

D. Người đánh cá.

Câu 6: Dòng nào không thể hiện đúng nội dung văn bản Câu chuyện nữ thần Lúa?

A. Sự ra đời, phát triển của cây lúa.

B. Sự biến mất của cây lúa.

C. Tình cảm trân trọng, yêu quý của con người dành cho cây lúa.

D. Sự gắn bó của cây lúa với cuộc sống con người.

Câu 7. Dòng nào dưới đây không đúng với văn bản Câu chuyện nữ thần Lúa?

A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo

B. Xây dựng nhân vật chức năng nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên

C. Nhân vật có khả năng phi thường

D. Truyện được kể theo lời nhân vật.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo anh/chị, điều gì tạo nên sức hấp dẫn cho Câu chuyện nữ thần Lúa?

Câu 9. Sau khi bị nữ thần Lúa dỗi, giận sự phũ phàng, con người phải phát huy những phẩm chất, vận dụng những năng lực/kĩ năng gì mới thu hoạch được lúa?

Câu 10: Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) về ý nghĩa của cây lúa với cuộc sống người Việt Nam.

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

Từ nội dung ngữ liệu Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về

lòng biết ơn.

(2) Từ nội dung ngữ liệu Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận về ý nghĩa quan trọng của việc sống có ích.

Lời giải 1 :

c1:B.tự sự

c2:A

c3:B

c4:Ko biết

c5:A

c6:B

c7:D

c8:Những điều làm nên sự hấp dẫn của câu chuyện nữ thần Lúa dó là:

Có gắn với người nông dân

Sự ra đời của cây lúa 

Sự gắn bó của cây lúa với cuộc sống

....

c9:Sau khi thần Lúa dỗi mọi người phải làm lễ cúng hồn Lúa,cũng là cúng thần Lúa.

c10:Đối với người Việt Nam, lúa gạo là lương thực thiết yếu, không thể thiếu cho cuộc sống. Nếu như với người phương Tây, lương thực chính là lúa mì thì đối với người Việt Nam, lúa gạo là thứ không thể thiếu. Cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cây lúa có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Với cây lúa, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng cây lúa vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Cây lúa vẫn mãi mãi gắn bó với người dân Việt Nam.
c11:Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

c12:

Sống có ích không chỉ làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung mà còn là thước đo giá trị của mỗi người. Người sống có ích sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người xung quanh. Hơn nữa, sống có ích còn góp phần lan tỏa năng lượng tích cực để mọi người học tập, noi theo. Xung quanh chúng ta có rất nhiều những tấm gương sống có ích, đó là những người nông dân cần cù canh tác, là những người giáo viên miệt mài bên trang giáo án, là những người chiến sĩ, bộ đội ngày đêm canh gác nơi biên cương tổ quốc.

Chúng ta là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường và cũng là người công dân của đất nước, vì vậy chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK