Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: NHÀ THƠ VÀ...
Câu hỏi :

ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: NHÀ THƠ VÀ NHỮNG ĐỐI THOẠI Đối thoại 1: Với một nhà thơ - Cháu thích làm gì nhất? - Làm thơ - (lắc đầu) Khổ lắm! Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ - Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé! - Nhất định rồi. Anh sẽ... - Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!) Đối thoại 3: Với một người buôn bán - Cô thử đi buôn một chuyến xem, Giàu hơn bán chữ trăm lần! - Tôi không bán chữ Tôi làm thơ - Cô sống bằng gì? - Viết báo - Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ Quên đi Đếm tiền sướng hơn chứ! - Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa Chị ta phá lên cười (!) 01.01.1998 (Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 2007, tr.17) Câu 1. (0,5 điểm)Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do. C. Thể thơ tự do. B. Thể thơ tự do. D. Thể thơ tự do. Câu 2. (6.0 điểm)Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại nào? A. Giữa nhà thơ với đồng nghiệp C. Giữa nhà thơ với người buôn bán B. Giữa nhà thơ với nhà họa sĩ D. Cả ba đáp án trên Câu 3. (0,5 điểm)Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để làm gì? A. Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở phòng ngủ. B. Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở phòng ăn. C. Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở phòng khách. D. Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở phòng chờ. Câu 4. (0,5 điểm)Dấu chấm lửng () trong câu thơ Nhất định rồi. Anh sẽ... thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi nghe nhà họa sĩ tỏ ý muốn được tặng thơ? A. Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, B. Dấu chấm lửng thể hiện sự mong muốn được biết nhà họa sĩ, C. Dấu chấm lửng thể hiện nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình. D. Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình. Câu 5. (0,5 điểm)Tại sao người buôn bán lại phá lên cười khi nghe nhà thơ nói về nghề nghiệp của mình? A. Người đi buôn phá lên cười vì không coi trọng việc làm thơ. B. Người đi buôn phá lên cười khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm. C. Người đi buôn phá lên cười chị ta coi việc làm thơ là vô bổ; D. Người đi buôn phá lên cười khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình. Câu 6. (1,0điểm) Hình ảnh nhân vật trữ tình - nhà thơ hiện lên ra sao qua cái nhìn của những nhân vật khác trong bài thơ? Điều đó thể hiện suy nghĩ gì của tác giả về những đam mê trong sáng tạo nghệ thuật? Câu 7. (1,0 điểm)Nếu đam mê một nghề nào đó nhưng ở vào tình cảnh như nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn chọn ứng xử như vậy? Câu 8. (1,5 điểm) Theo bạn, nếu một nhà thơ làm thơ chỉ để giải tỏa những mong đợi có tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực không? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh.

Lời giải 1 :

Câu 1 :

Thể thơ tự do

Câu 2:

Đoạn thơ là cuộc đối thoại giữa nhà thơ với một nhà thơ khác ; giữa nhà thơ với một họa sĩ; giữa một nhà thơ với người buôn bán

`->D`

Câu 3:

Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở phòng khách

`->C`

Câu 4:

Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp

`->A`

Câu 5:

Vì người buôn bán cho rằng việc làm thơ là việc không kiếm được ra tiền . Đối với ngườ buôn bán thì lời lãi mới là việc quan trọng còn làm thơ chỉ là phù phiếm .

`->C`

Câu 6:

Trong từng đoạn hội thoại, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên khác biệt:

-Đoạn hội thoại với người đồng nghiệp : nhân vật hiện lên là một người đáng thương vì làm  thơ là  một nghề ''khổ lắm''

-Đối với người họa sĩ : nhân vật trữ tình cũng như bao người làm nghệ thuật khác , có năng lực và tâm huyết để tạo thành những thành phẩm trưng bày 

-Đối với người buôn bán: nhân vật trữ tình là một người gàn giở

Những điều này thể hiện nhưng khó khăn , cô độc của người làm nghệ thuật 

 Câu 7:

Nếu em ở tình cảnh như nhân vật trữ tình thì em sẽ mỉm cười và bình tĩnh nói : đam mê là nguồn sống của tôi. Có thể rằng vấn vả những tôi lại cảm thấy rất dễ chịu ; tôi sẽ cố gắng để tạo được những tác phẩm được đứng trong tủ kính , mang được nhiều ý nghĩa đến cho bạn đọc . Đối với tôi tiền không là tất cả , tất cả của tôi là một tâm hồn thanh thản và một trái tim ấm . 

Em cư xử như vậy vì : suy nghĩ của mỗi người về mỗi nghề nghiệp là khác nhau, họ có chứng kiến của riêng mình . Vậy nên dù họ có đứa ra những ý kiến mà bản thân cảm thấy không vui về nghề nghiệp , đam mê của mình thì đó cũng là điều chẳng sai. Họ không hiểu được đam mê và sự nhiệt huyết của mình nên dù mình có cố gắng giải thích cũng chẳng thể khiến họ thấu. Vậy nên hãy là chính mình : cứ đam mê, cứ nhiệt huyết và cống hiến.

Câu 8:

Theo em ,thơ không chỉ giải tỏa những mong đợi của bản thân mà thơ là một bộ  phim. Có thể là một bộ phim lãng mạn để cho người ta hiểu thế nào là tình cảm đích thực , yêu chân thành. Thơ là để thể hiện cảm xúc yêu , ghét , buồn , nhớ thương , kính trọng.... từ đó nuôi dưỡng con người sống có cảm xúc , sống chân thật , biết trái phải , biết điều nhân nghĩa. Thơ còn là để cống hiến , cống hiến những triết lí nhân sinh, những đạo đức lí tưởng làm đẹp cho người, cho đời và xã hội.

$II.$

     Là một hiện tượng của thơ ca đương đại Vi Thùy Linh đã mang đến muột luồng nghệt thuật mới lạ và độc đáo . Xuyên suốt cuộc đời nghệ thuật của cô đã để lai rất nhiều tác phâm hay và ấn tượng . Nhưng có lẽ đặc biệt và khiến những người làm nghệ thuật câu từ như cô phải suy nhẫm nhất là bài thơ “Nhà thơ và những đối thoại” in trong tập “Khát”  của nữ thi nhân .

          Bài thơ là cuộc hội thoại của chính nhà thơ với ba nhân vật đặc biệt . Qua mỗi đoạn hội thoại nhà  thơ lại thể hiện một tâm trạng phức tạp khác nhau.

Mở đầu đoạn thơ là đoạn hội thoại của nhân vật trữ tình với đồng nghiệp . Từ đó  bày tỏ được nỗi lòng của người nghệ sĩ say đắm với đam mê:

Đối thoại 1: Với một nhà thơ

- Cháu thích làm gì nhất?

- Làm thơ

- (lắc đầu) Khổ lắm!

Chỉ bằng mấy câu hội thoại ngắn gọn mà nhà thơ đã lột tả được nỗi lo âu, suy tư của mình với người tiền bối . Nhà thơ đã ''thương'' đàn em của mình. Vì sao ư?Đó là sự thương cảm một cách ái ngại, cám cảnh cho những khổ ải của nghiệp cầm bút. Đam mê này có thể thỏa mãn tâm hồi nhưng chẳng thể làm vừa lòng thực tại. Đó chính là tiền .Cái lắc đầu của nhà thơ già bày tỏ sự ngao ngán trước công việc của mình, đam mê không thể hoàn toàn nuôi sống chính mình. Đây cũng chính là điều mà Vi Thùy Linh đang lo lắng.

Tiếp đến là cuộc nói chuyện với một người cùng đam mê nghệ thuật nhưng ở một lĩnh vực khác:

Đối thoại 2: Với một hoạ sĩ

- Nhớ tặng tôi tập thơ của em nhé!

- Nhất định rồi. Anh sẽ...

- Tôi sẽ đặt lên giá sách ở phòng khách nhà tôi. (!)

Câu nói đầu tiên đã cho thấy sự trân trọng và yêu thích dành cho nhà thơ. Tuy vậy nhưng đối với người nghệ sĩ thì nghệ thuật cũng chỉ là một món quà trang trí . Anh ta hiểu , yêu nghệ thuật nhưng không thấm đẫm được tinh túy bên trong . Sự đồng điệu duy nhất giữa nhà thơ và người họa sĩ là một trái tim yêu nghệ thuật . Đoạn hội trên nhà thơ đã hiểu rằng  không phải bất cứ người yêu nghệ thuật nào cũng thật sự đồng cảm với nhau một cách tuyệt đối. Và chỉ có bản thân mình mới hiểu chính mình. 

Cuối cùng là cuộc trò chuyện với người buôn bán :

Đối thoại 3: Với một người buôn bán

- Cô thử đi buôn một chuyến xem, Giàu hơn bán chữ trăm lần!

- Tôi không bán chữ 

Tôi làm thơ

- Cô sống bằng gì?

- Viết báo

- Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ

Quên đi Đếm tiền sướng hơn chứ!

- Tôi làm thơ để giải toả những mong đợi

Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa

Chị ta phá lên cười (!)

 Đến đây thực sự là một gáo nước lạnh .Đây chính la cuộc trò chuyện với người ít thấu cho nỗi lòng của những người làm nghệ thuật nhất . Nhưng đây là lúc nhà thơ trải lòng mình nhất. Đối với người buôn bán thì nhà thơ chỉ là một người gàn dở, chữ chẳng thể đổi thành tiền , chẳng thể mài ra cơm gạo mà ăn . Trước lời khuyên từ bỏ đam mê và đi buồn của người buôn bán , cô lại thẳng  thắn ''Tôi không bán chữ. Tôi làm thơ''. Đối với nhân vật trữ tình thơ không phải là kế sinh nhai. Thơ là đam mê và tâm hồn của cô, cô và thơ đã hòa làm một ''Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi nữa''.Đổi lại cho sự khát khao của cô là  một tràng cười châm biếm của ngườ bán buôn . Đó là tiếng cười của hiện thực tàn khốc điểm xuyến làm nổi bật hơn cái chua chát khi hiện thực quá khốc liệt. Đam mê thôi là chẳng đủ , cần phải sống nữa. Cơm áo gạo tiền mới là gánh nặng. Chính vậy mới có câu thơ : Văn chương hạ giới rẻ như bèo. Qua đó châm biếm sự rẻ mạc của con chữ . Từ đây chính những độc giả cũng chẳng có niềm đam mê nghệ thuật cũng cảm nhận sự chưa chát của đời người nghệ sĩ. 

          Với nghệ thuật thơ độc đáo, tuy kể mà bộc lộ; một lối thơ mới mẻ và hiện đại Vi Thùy Linh không chỉ nói lên được nỗi lòng của những người làm nghệ thuật mà còn làm cho bài thơ trở nên lôi cuốn dễ hiểu và đầy ý nghĩa. Hình thức thơ sáng tạo với thể thơ tự do, lối đối đáp chân thực đã lột tả được một hiện thực đau lòng với những con người sống vì đam mê nghệ thuật . Gửi gắm vào thơ là những chiêm nghệm về cuộc sống nghệ thuật đam mê đầy bấp bênh và nỗi lo. Đồng thời thể hiện những quan điểm của mỗi người về mỗi sự việc khác nhau ; từ đó cho thấy những cái nhìn thực tế và hiện thực .

        

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK