Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Nhan đề Chữ người tử Tù có chứa nghịch lí . Hãy tìm ra câu hỏi 6270273
Câu hỏi :

Nhan đề Chữ người tử Tù có chứa nghịch lí . Hãy tìm ra

Lời giải 1 :

Nghịch lí:

+ Chữ: biểu trưng tri thức, đẹp đẽ, cao cả.

+ Tử từ: người đã phạm sai lầm nghiêm trọng, đang trên bờ vực cái chết, thường là biểu trưng của cái xấu xa, tà ác. 

Nhưng Chữ người tử tù lại nhằm làm nổi bật tương phản, điều tưởng chừng không thể đi kèm, gắn liền lại đang gắn liền với nhau: Chữ của người tử tù.

Từ đó, khiến độc giả tò mò về nội dung câu chuyện và mở ra nghịch lí, trái ngang trong chính tác phẩm. 

Lời giải 2 :

Khi in trên tập chí Tao đàn có tên Dòng chữ cuối cùng: dồn sức nặng vào hai chữ cuối cùng, gợi đến sự kết thúc, sự ám ảnh nặng nề về cái chết của nhân vật.

→ Đây không phải chủ đề, tư tưởng mà nhà văn muốn truyền tải (Không phù hợp).

- Khi in thành sách trong tập truyện Vang bóng một thời chính tác giả là người đổi tên thành Chữ người tử tù:

+ Chữ là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca.

+ Người tử tù là đại diện của cái xấu, cái ác, cần loại bỏ khỏi xã hội.

→ Trong nhan đề đứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi sự tò mò của người đọc nó.
Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng định sự bất tử của vẻ đệp trong cuộc đời.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK