Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật
Bạn tham khảo
Nhân vật TRàng:
(*) Điểm nhìn:
- Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh,...→ Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết.
- Trước khi nhặt vợ:
+ Ngoại hình thô kệch: dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.
+ Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.
- Sau khi nhặt vợ: Từ khi nhặt được vợ, nv Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Tràng là người có niềm tin, niềm lạc quan, khao khát mạnh liệt về hạnh phúc tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đùm bọc nhau trong cái đói để vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.
(*) Lời kể:
- Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ”)
- Lời độc thoại nội tâm (Người ta có gặp bước khó…. có vợ được)
- Lời nhại (có khối cơm trắng mấy giò đấy),…
(*) Giọng điệu:
- Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể
- Diễn tả chân thật từng ánh mắt, cử chỉ và nội tâm của nhân vật
Nhân vật Thị-người vợ nhặt:
(*) Điểm nhìn:
- Hoàn cảnh sống: Không có quê hương gia đình, việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đang trên bờ vực cái chết
=> Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương
- Trước khi theo Tràng:
+ Ngoại hình: # Quần áo tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp# Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt # Cái ngực gầy lép nhô lên => Ngoại hình không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ- Sau khi theo Tràng+ Tính cách: # Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả ngươi dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.# Có khát vọng sống mãnh liệt- Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể
- Diễn tả chân thật từng ánh mắt, cử chỉ và nội tâm của nhân vật
Nhân vật bà cụ Tứ: (*) Điểm nhìn:- Hoàn cảnh gia đình:
+ Là một bà mẹ nghèo khổ, góa bụa, già nua - ốm yếu, là dân ngụ cư (dân ở nơi khác đến, thường bị dân bản sứ coi rẻ).
+ Bà sống với con trai
- Khi Tràng đưa Thị về:
+ Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm nhẩm tính toán theo thói quen người già.
- Sáng ngày hôm sau:
+ Tính cách: bà cụ Tứ là người mẹ nghèo hiền từ, chất phác, vị tha, nhân hậu, âm thầm hi sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ nghèo Việt Nam.
(*) Lời kể: - Lời tái hiện ý thức và giọng điệu nhân vật (Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi)
(*) Giọng điệu:
- Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể
- Diễn tả chân thật từng ánh mắt, cử chỉ và nội tâm của nhân vật
Chúc bạn học tốt
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK