Khởi động
Hình 1 là một tháp Chăm tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa . Hãy chia sẻ điều em biết về các đền tháp Chăm
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chia sẻ cho bạn bè biết về các đền tháp Chăm
- Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của Vương quốc Chăm-Pa cổ xưa, mang đặc trưng kiến trúc Ấn Độ giáo
- Bình Định từng là kinh đô của Vương quốc Chăm-Pa
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3, em hãy
- Kể tên và xác định vị trí của một số đền tháp Chăm.
- Mô tả nét chính của một đền tháp Chăm
- Đọc kĩ phần 1. Giới thiệu về đền tháp Chăm- pa (SGK trang 32)
- Chỉ ra được vị trí của một số đền tháp Chăm và những nét chính của một đền tháp Chăm
- Tên và vị trí:
+ Tháp Chăm Mỹ Khánh thuộc Thừa Thiên Huế
+ Thánh địa Mỹ Sơn thuộc Quảng Nam
- Nét chính
+ Phần lớn được xây bằng gạch kết hợp với đá sa thạch, cửa quay về phía đông
+ Tháp chính có kiến trúc thân vuông, ở giữa rộng tạo thành điện thờ
+ Bao quanh tháp là những ngôi tháo nhỏ
+ Tường bên ngoài được trang trí các hoạ tiết hoa văn hình hoa lá, động vật,...
Khám phá 2
Đọc thông tin, em hãy kể một câu chuyện về đền tháp Chăm
- Đọc kĩ phần 2. Kể chuyện về đền tháp Chăm (SGK trang 34)
- Chỉ ra một câu chuyện về đền tháp Chăm
Sự tích tháp Pô Klong Ga-rai kể về một cậu bé tên là Po Ong sinh ra với ngoại hình xấu xí, ghẻ chốc, một lần đi làm cậu ngủ thiếp bên tảng đá ven đường, có một đôi rồng trắng quấn quanh người cậu. Sau đó các vết ghẻ chốc trên người cậu bé biến mất. Nhà vua lúc đó băng hà nhưng không có người nối dõi, con voi trắng từ trong triều chạy ra ngoài tới quỳ trước Po Ong và rước ông về. Từ đó Po Ong lên làm vua, ông đã cho xây dựng nhiều công trình thuỷ lợi, dạy dân cày cấy,... khiến đời sống nhân dân hưng thịnh. Sau này tháp Pô Klong Ga-rai được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với ông.
Luyện tập 1
Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về các đền tháp Chăm ở Việt Nam
STT |
Tên đền tháp |
Địa điểm ( tỉnh hoặc thành phố) |
1 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Quảng Nam |
? |
? |
? |
- Đọc kĩ phần 1. Giới thiệu về đền tháp Chăm- pa (SGK trang 32)
- Chỉ ra được một số các đền tháp Chăm ở Việt Nam
STT |
Tên đền tháp |
Địa điểm ( tỉnh hoặc thành phố) |
1 |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Quảng Nam |
2 |
Tháp Mỹ Khánh |
Thừa Thiên Huế |
3 |
Tháp Khương Mỹ |
Bình Định |
4 |
Tháp Dương Long |
|
5 |
Tháp Cảnh Tiên |
|
6 |
Tháp Bình Lâm |
|
7 |
Tháp Bánh Ít |
|
8 |
Tháp Yang Prông |
Đắk Lắk |
9 |
Tháp Nhạn |
Phú Yên |
Luyện tập 2
Làm thẻ ghi nhớ giới thiệu về một đền tháp Chăm theo gợi ý: tên gọi, địa điểm, một số nét chính về kiến trúc.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong bài
- Chỉ ra được một số tên gọi, địa điểm, một số nét chính về kiến trúc của đền tháp Chăm
- Giới thiệu về đền tháp Chăm: Tháp Bánh Ít
- Địa điểm: Bình Định
- Một số nét chính về kiến trúc:
+ Gồm 4 ngọn tháp đứng gần nhau: có 1 tháp chính ở giữa đỉnh đồi và 3 tháp nhỏ thấp hơn
+ Bên trong tháp chính đặt tượng nữ thần Si-va toạ trên đài sen
+ Đỉnh mỗi tháp đều gắn tượng thần Si-va bằng đá
Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh về một đền tháp Chăm ở Việt Nam và giới thiệu với bạn, người thân.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra một số hình ảnh về đền tháp Chăm ở Việt Nam
- Tháp Pô Klong Garai tọa lạc tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, là một trong những quần thể tháp Chăm Pa tiêu biểu và nổi tiếng nhất Việt Nam.
- Được xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, Tháp Pô Klong Garai là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Chăm Pa trong quá khứ. Quần thể tháp bao gồm 3 tháp chính (Kalan) được xếp theo trục Bắc - Nam, trong đó tháp chính cao nhất đạt 25,5m.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK