Khởi động
Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhở mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên Nhà nước Văn Lang. Hãy chia sẻ với bạn những điều em biết về Nhà nước này.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được những hiểu biết của em về Nhà nước này
+ Nước Văn Lang ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
+ Nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ. Đứng dầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc cho Vua Hùng là các Lạc hầu, Lạc tướng…
Khám phá 1
Thông qua tìm hiểu truyền thuyết, đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 3
- Trình bày sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.
- Trình bày sự thành lập Nhà nước Âu Lạc.
- Đọc kĩ phần 1. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc (SGK trang 25)
- Chỉ ra được sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và sự thành lập Nhà nước Âu Lạc
- Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang
+ Khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên (TCN), ở lưu vực các dòng sông thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay, Nhà nước Văn Lang đã ra đời.
+ Sự ra đời của nhà nước này được phản ánh thông qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và nhiều bằng chứng khảo cổ học thuộc nền văn hoá Đông Sơn. Các hiện vật đã được tìm thấy như: lưỡi cày, rìu, đồ gốm, trống đồng,
- Sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc:
+ Năm 208 TCN, sau khi lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra Nhà nước Âu Lạc.
+ Kinh đô được dời xuống Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Khám phá 2
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 6, em hãy:
- Mô tả một số nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
- Cho biết truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh điều gì.
- Đọc kĩ phần 2. Đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 28)
- Chỉ ra một số nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc và truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh điều gì
- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
+ Nghề chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả,... Ngoài ra, họ còn biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải...
+ Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết đúc đồng để làm công cụ lao động, vũ khí và đổ trang sức. Họ cũng biết làm đồ gốm, đan lát, đóng thuyền,...
- Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh sự nỗ lực chế ngự lũ lụt để phát triển sản xuất, xây dựng đất nước của người Việt cổ với mong ước về cuộc sống hòa bình, ấm no
Khám phá 3
Đọc thông tin, em hãy:
- Mô tả một số nét chính về công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
- Kể lại một câu chuyện chống ngoại xâm, bảo vệ Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
- Đọc kĩ phần 3. Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc (SGK trang 27)
- Chỉ ra một số nét chính về công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và một câu chuyện chống ngoại xâm, bảo vệ Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
- Một số nét chính:
+ Từ rất sớm, cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã phải đấu tranh chống ngoại xâm.
+ Cuối thế kỉ III TCN, vua Tần cho quân sang xâm lược Văn Lang. Người Việt đã tôn Thục Phán lên làm tướng lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của người Việt đã buộc quân Tần phải rút về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
+ Công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc còn được phản ánh sinh động qua một số truyền thuyết như: Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần,…
- Câu chuyện “Sự tích Nỏ thần”
Sau khi lập ra Nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa, nhưng xây đến đâu thì đổ đến đó. Về sau, nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, thành đã xây xong. Thần Kim Quy còn cho nhà vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương đã dùng nỏ thần đánh bại. Triệu Đà bèn dùng kế xin hoãn binh, cho con trai là Trọng Thuỷ kết hôn với con gái An Dương Vương là My Châu và ở rể tại Âu Lạc. Khi lấy được lòng tin của Mỵ Châu, Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần rồi lấy cớ về thăm cha. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương ỷ thế có nỏ thần nên không tổ chức phòng bị dẫn đến thua trận.
Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại. Từ đây, đất nước rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Luyện tập 1
Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
Nội dung |
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời |
||
Kinh đô |
||
Người đứng đầu nhà nước |
- Đọc kĩ phần 1. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc (SGK trang 25)
- Chỉ ra đặc điểm ) về Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc.
Nội dung |
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Thời gian ra đời |
Khoảng thế kỉ VII TCN |
Năm 208 TCN |
Kinh đô |
Phong Châu ( Phú Thọ) |
Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội) |
Người đứng đầu nhà nước |
Vua Hùng |
An Dương Vương |
Luyện tập 2
Kể một truyền thuyết khác liên quan đến Nhà nước Văn Lang hoặc Nhà nước Âu Lạc.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra một truyền thuyết khác liên quan đến Nhà nước Văn Lang hoặc Nhà nước Âu Lạc.
Tóm tắt sự tích Bánh chưng, Bánh dày
Vua Hùng thứ sáu muốn tìm người kế vị, nên ra điều kiện: ai làm lễ vật ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Các hoàng tử đua nhau chuẩn bị, riêng Lang Liêu lo lắng vì thiếu của ngon vật lạ. Lang Liêu được thần báo mộng về cách làm bánh.
Sáng hôm sau, Lang Liêu làm hai loại bánh: Bánh chưng được nếp nặn hình vuông tượng trưng cho đất, nhân thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp và bánh dày: nếp giã dẻo hình tròn tượng trưng cho trời.
Vua cha nếm thử bánh của Lang Liêu, hài lòng vì ý nghĩa sâu sắc và vị ngon. Vua chọn Lang Liêu nối ngôi, tức Hùng Lân Vương.
Bánh chưng, Bánh dày trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và mong ước một năm mới an khang, thịnh vượng.
Vận dụng
Tìm hiểu từ sách, báo, internet, hãy kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra một số di tích lịch sử liên quan đến thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Khu di tích Đền Hùng: Nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Đây được xem là trung tâm tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nơi diễn ra nghi lễ Lễ hội Đền Hùng hàng năm. Khu di tích bao gồm nhiều đền, chùa, lăng mộ trên núi Nghĩa Lĩnh, đền Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân,...
- Thành cổ Loa: Nằm tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây được xem là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của vua An Dương Vương. Thành cổ Loa có cấu trúc độc đáo với ba vòng thành hình xoắn ốc, tượng trưng cho sự uy nghi, vững chắc.
- Di chỉ Gò Đống Dạ: Nằm tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là di chỉ khảo cổ học quan trọng, nơi phát hiện nhiều di vật thời Văn Lang - Âu Lạc như: rìu đồng, vòng tay đồng, trống đồng,...
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK