a, Nhận diện các nguy cơ xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.
- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
b, Tìm hiểu cách phòng tránh bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách phòng tránh bị xâm hại khác mà em biết.
c.
Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:
Đọc kỹ thông tin, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a.
- Các tình huống có nguy cơ bị xâm hại:
+ Tranh 1: Bạn nữ chấp nhận lên xe để người lạ chở.Người lạ có thể có ý đồ xấu, như cưỡng đoạt, lạm dụng tình dục hoặc tấn công.
+ Tranh 2: Người phụ nữ lạ mặt dụ dỗ bạn nam đi theo để cho quà. Người lạ có thể có ý đồ lừa dối, bắt cóc hoặc lạm dụng tình dục.
+ Tranh 3: Người đàn ông dụ dỗ bạn nữ mở cửa cho mình vào nhà. Người lạ có thể có ý đồ xâm hại tình dục, cướp tài sản hoặc gây thương tích.
+ Tranh 4: Bạn nam đi đường rừng, vừa tối vừa vắng vẻ. Có nguy cơ gặp phải kẻ xâm hại, như cướp, bắt cóc hoặc tấn công.
- Ngoài ra, còn có một số tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại, bao gồm:
+ Gặp một người lạ mặt đang cố gắng tiếp cận trẻ em qua mạng Internet hoặc qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến.
+ Trẻ em bị mời vào nhà hoặc vào phòng riêng tư của người lớn mà không có sự giám sát của người trưởng thành.
+ Trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi người trong gia đình hoặc người quen biết.
+ Trẻ em bị đe dọa, bắt nạt hoặc tấn công tại trường học hoặc trong môi trường xã hội khác.
b.
- Cách phòng tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên:
+ Tranh 1: Từ chối đi cùng người lạ
+ Tranh 2: Không nhận quà của người lạ
+ Tranh 3: Không mở cửa cho người lạ vào nhà
+ Tranh 4: Luôn đi cùng người thân ở những nơi vắng vẻ
- Một số cách phòng tránh xâm hại:
+ Kể ngay cho bố mẹ biết nếu có vấn đề xâm hại xảy ra
+ Học thêm về kỹ năng sống để nhận biết những hành động xâm hại
c.
- Các cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên:
+ Tranh 1: Tránh xa người khả nghi
+ Tranh 2: Hô to khi thấy có kẻ lạ mặt cố tình tiếp cận
+ Tranh 3: Nói chuyện với thầy cô về việc bị xâm hại tại gia đình
+ Tranh 4: Đến phòng tư vấn tâm lý học đường để được bác sĩ tư vấn.
- Một số cách khác:
+ Gọi đến những số điện thoại cứu trợ trẻ em
+ Gửi tín hiệu cầu cứu: hét lớn, bấm còi báo động,..
Học Đạo đức cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về đạo đức, lối sống.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Đạo đức là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực được cộng đồng và xã hội chấp nhận, giúp định hình hành vi và giá trị của con người. Đạo đức không chỉ là phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK