Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 95
Khi sử dụng giác kế đứng, người ta đặt mắt ở vị trí M và hướng ống ngắm MN về phía điểm A cần quan sát như trong Hình 4.38. Góc AMX giữa hướng nhìn và phương ngang được gọi là góc nâng của A (so với M) nếu hướng nhìn xiên lên trên (Hình 4.38a) hoặc gọi là góc hạ của A (so với M) nếu hướng nhìn xiên xuống dưới (Hình 4.38b). Vì sao góc AMX luôn bằng góc KOY tạo bởi dây dọi và tia OK đi qua vạch \({90^o}\)?
Sử dụng tính chất của hai góc bù nhau để giải thích.
Trong Hình 4.38a:
Ta có: \(\widehat {AMX} + \widehat {MOY} = \widehat {KOY} + \widehat {MOY}\left( { = {{90}^o}} \right)\) nên \(\widehat {AMX} = \widehat {KOY}\).
Trong Hình 4.38b: Gọi E là giao điểm của MX và đường thẳng OY.
Ta có: \(\widehat {AMX} + \widehat {MOE} = {90^o}\), \(\widehat {KOY} + \widehat {YON} = {90^o}\), \(\widehat {MOE} = \widehat {YON}\) (hai góc đối đỉnh).
Do đó, \(\widehat {AMX} = \widehat {KOY}\).
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 96
Học sinh thực hiện và trình bày tại lớp lời giải cho bài toán sau: Trong Hình 4.39, chiều cao từ mắt đến mặt đất của bạn học sinh là \(MN = h\left( m \right)\), góc nâng của đỉnh cột A là \(\alpha \) và góc hạ của chân cột B là \(\beta \). Giải thích vì sao \(AB = h\left( {1 + \frac{{\tan \alpha }}{{\tan \beta }}} \right)\).
+ Chứng minh tứ giác HBNM là hình chữ nhật, do đó \(HB = MN = h\).
+ Tam giác HBM vuông tại H nên \(HB = MH.\tan \beta \), suy ra \(MH = \frac{{HB}}{{\tan \beta }}\).
+ Tam giác MHA vuông tại H nên \(HA = MH.\tan \alpha = \frac{{HB}}{{\tan \beta }}.\tan \alpha \).
+ Kết hợp với \(AB = HA + HB\), từ đó suy ra điều phải chứng minh.
Tứ giác HBNM có: \(\widehat {MHB} = \widehat {HBN} = \widehat {MNB} = {90^o}\) nên tứ giác HBNM là hình chữ nhật, do đó \(HB = MN = h\).
Tam giác HBM vuông tại H nên \(HB = MH.\tan \beta \), suy ra \(MH = \frac{{HB}}{{\tan \beta }} = \frac{h}{{\tan \beta }}\).
Tam giác MHA vuông tại H nên
\(HA = MH.\tan \alpha = \frac{h}{{\tan \beta }}.\tan \alpha \).
Ta có:
\(AB = HA + HB = \frac{h}{{\tan \beta }}.\tan \alpha + h = h\left( {1 + \frac{{\tan \alpha }}{{\tan \beta }}} \right)\) (đpcm).
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 96
Đo chiều cao cột cờ
Học sinh thực hiện ngoài trời và trình bày kết quả trước cả lớp.
Sử dụng giác kế và thước để đo góc nâng \(\alpha \) của đỉnh cột cờ, góc hạ \(\beta \) của chân cột cờ và chiều cao h tính từ mắt bạn quan sát đến mặt đất.
Điền các kết quả đo được vào Bảng 4.4 và tính chiều cao cột AB bằng công thức có được từ hoạt động 2.
Thực hiện nhiều lần với các bạn khác nhau và vị trí quan sát khác nhau. So sánh các kết quả tính và nhận xét.
+ Thực hiện đo góc nâng \(\alpha \) của đỉnh cột cờ, góc hạ \(\beta \) của chân cột cờ và chiều cao h tính từ mắt bạn quan sát đến mặt đất.5/8/2024
+ Áp dụng công thức \(AB = h\left( {1 + \frac{{\tan \alpha }}{{\tan \beta }}} \right)\) để tính chiều cao cột cờ rồi điền vào bảng.
Các kết quả đo ở các lần là xấp xỉ nhau.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK