Khởi động
Dựa vào nhan đề và tranh minh hoạ, hãy dự đoán nội dung của bài đọc.
Em đọc nhan đề, quan sát tranh minh họa để trả lời câu hỏi.
Dự đoán nội dung bài đọc: Bài đọc kể về một cô bé mắc bệnh hiểm nghèo nhưng luôn khao khát được sống và yêu cuộc sống. Bé đã gấp rất nhiều hạc giấy để biến ước mơ thành hiện thực.
Bài đọc 1
NHỮNG CON HẠC GIẤY
Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Nhưng Xa-da-cô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-cô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn gọi là tháp Xen-ba-du-ru (Ngàn cánh hạc) được dựng lên ở công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-cô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết:
Chúng em kêu gọi
Chúng em nguyện cầu:
Hoà bình cho thế giới.
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
Từ ngữ
- Bom nguyên tử: bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
- Phóng xạ nguyên tử: chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ và môi trường.
Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy hậu quả của việc chính phủ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?
Em đọc đoạn văn thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Những chi tiết trong bài đọc cho thấy hậu quả của việc chính phủ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản:
- Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người.
- Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Bài đọc 2
Chuyện gì đã xảy ra với cô bé Xa-đa-cô khi Hi-rô-si-ma bị ném bom?
Em đọc đoạn văn thứ 3 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Bài đọc 3
Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
Em đọc đoạn văn thứ 4 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Cô bé Xa-đa-cô hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách gấp hơn một nghìn con hạc giấy. Cô bé ngây thơ tin vào truyền thuyết, nếu gấp đủ một nghìn con hạc giấy và treo chúng quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh.
Bài đọc 4
Nêu những việc các bạn nhỏ đã làm:
- Để giúp cho ước nguyện của Xa-đa-cô trở thành hiện thực
- Để bày tỏ ước vọng hòa bình
Em đọc đoạn văn thứ 4 và đoạn văn cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.
Nêu những việc các bạn nhỏ đã làm:
- Để giúp cho ước nguyện của Xa-đa-cô trở thành hiện thực: gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô.
- Để bày tỏ ước vọng hòa bình: quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.
Bài đọc 5
Câu chuyện Những con hạc giấy có ý nghĩa gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện Những con hạc giấy mang ý nghĩa về sự hy vọng, lòng tin và tinh thần hòa bình. Dù kết quả không như mong đợi, nhưng việc gấp hạc giấy đã thể hiện quyết tâm và niềm tin vào cuộc sống và tương lai tốt đẹp, cũng như ý chí sống mạnh mẽ của con người. Qua đó truyền trải thông điệp hòa bình cho thế giới để không ai mất đi vô nghĩa.
Vận dụng 1
Chọn nghĩa phù hợp với từ hoà bình trong đoạn dưới đây:
Chúng em kêu gọi
Chúng em nguyện cầu:
Hoà bình cho thế giới.
A. Trạng thái yên ả
B. Trạng thái không có chiến tranh
C. Trạng thái bình thản
Em đọc kĩ đoạn để chọn đáp án đúng.
B. Trạng thái không có chiến tranh
Vận dụng 2
Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hoà bình?
hiền hoà |
thái bình |
yên bình |
thanh bình |
thanh thản |
yên tĩnh |
Em giải nghĩa các từ để tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
Nhưng từ đồng nghĩa với từ hòa bình: thái bình, bình yên, thanh bình.
Vận dụng 3
Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho bông hoa.
a. Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được tặng danh hiệu “Thành phố vì *” (bình yên/ hoà bình).
b. Đến thăm nơi đây, tâm hồn mỗi người như lắng lại, tìm thấy sự * (bình yên/ thái bình).
c. Dưới thung lũng, phong cảnh làng quê hiện ra thật * (thanh bình/ hoà bình).
Em đọc kĩ các câu để chọn từ phù hợp.
a. Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”.
b. Đến thăm nơi đây, tâm hồn mỗi người như lắng lại, tìm thấy sự bình yên.
c. Dưới thung lũng, phong cảnh làng quê hiện ra thật thanh bình.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK