Viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.
Câu 1
Chuẩn bị.
- Em có thể tả thầy giáo (cô giáo) đang dạy em hoặc thầy giáo (cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước.
- Lựa chọn trình tự miêu tả.
- Ghi chép những đặc điểm về ngoại hình, hoạt động,... của thầy (cô) mà em có ấn tượng sâu sắc.
Em chuẩn bị dựa vào yêu cầu đề.
- Tả cô Hà
- Những đặc điểm:
+ Ngoại hình: cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Những điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
+ Hoạt động: Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm… Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em.
Câu 2
Lập dàn ý.
G:
Mở bài: Giới thiệu về thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài
- Xác định trình tự miêu tả.
- Nêu những đặc điểm chính của thầy giáo (cô giáo).
Ví dụ (tả lần lượt ngoại hình, hoạt động,...):
+ Những đặc điểm về ngoại hình của thầy giáo (cô giáo) mà em đã quan sát trong giờ học, giờ ra chơi,...
+ Những hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói,...) thể hiện sự tận tâm dạy bảo, động viên, giúp đỡ học sinh của thầy (cô).
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về thầy (cô) theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Em lập dàn ý dựa vào gợi ý.
Mở bài: Những năm học tiểu học vừa qua, em đã học rất nhiều thầy cô giáo. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hà.
Thân bài:
- Năm cô dạy lớp em, cô cũng không còn trẻ, vì mái tóc cô đã ngả hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi. Những điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kích dày của cô. Hàng ngày, cô đến trường, ăn mặc cũng không khác bình thường là mấy, vẫn chỉ là áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi.
- Những ngày có tiết trên lớp, thường thì cô không bỏ buổi nào, ngay cả khi có những việc như việc gia đình, sức khoẻ làm cô buồn phiền đi nữa. Những giờ lên lớp của cô, các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, vì bài giảng của cô không bao giờ thiếu mất sự thú vị, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.
- Trong mỗi buổi họp hay sau mỗi tiết dự giờ, các thầy cô thường trao đổi với nhau về cách giảng dạy cho bài học thêm cuốn hút. Rồi trong những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường, cô tham gia nhiệt tình lắm… Nhiều lúc có ai gặp chuyện vui buồn, cô đều chia sẻ, cảm thông. Có lẽ cũng vì vậy, mà các thầy cô giáo đều rất quý mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân.
- Trong mỗi buổi họp phụ huynh, cô luôn nắm chắc kết quả học tập, sự cố gắng, phấn đấu của từng bạn để thông báo với cha mẹ chúng em. Nhờ sự quan tâm tận tình của cô mà cha mẹ em đã phần nào hiểu được những hoạt động của em ở lớp, ở trường.
Kết bài: Mỗi lần đi qua nhà cô buổi sáng, em đều thấy cô tưới nước cho cây cối, vườn tược. Hình ảnh một cô giáo đứng trên bục giảng không khác nhiều so với cô lúc ấy, vẫn rất giản dị nhưng đầy thân thương.
Câu 3
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
G:
- Dàn ý cần nêu được những nét riêng về ngoại hình, hoạt động,... của thầy giáo (cô giáo).
- Những việc làm, cử chỉ, lời nói,... của thầy giáo (cô giáo) được miêu tả gắn với tình huống cụ thể mà em nhớ nhất.
Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý dựa vào gợi ý.
Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý dựa vào gợi ý.
Vận dụng
Tìm đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
Em tìm đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế qua sách báo, internet,...
Sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em:
+ Cuốn sách Bổn phận của trẻ em – Hội đồng Đội Trung ương phát hành.
+ Cuốn sách Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em – Nhà xuất bản Lao động.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK