Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Chủ đề 8. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 146, 147, 148 Hóa 12 Cánh diều: Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất có thể là gì?...

Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 146, 147, 148 Hóa 12 Cánh diều: Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất có thể là gì?...

Cu2+ có khả năng tạo phức với ammonia. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 146, Câu hỏi trang 147; Câu hỏi trang 148: CH, TH; Câu hỏi trang 149: TH, VD; Câu hỏi trang 150: BT1, BT2, BT3, Lý thuyết - Bài 22. Sơ lược về sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 146, 147, 148 Hóa 12 Cánh diều - Chủ đề 8. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất. Muối copper(II) sulfate (CuSO4) có màu trắng...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 146

Muối copper(II) sulfate (CuSO4) có màu trắng. Dung dịch copper(II) sulfate có màu xanh. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ đến dư dung dịch ammonia vào ống nghiệm chứa dung dịch copper(II) sulfate. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Cu2+ có khả năng tạo phức với ammonia

Lời giải chi tiết :

Khi cho từ từ dung dịch ammonia vào ống nghiệm chứa dung dịch copper(II) sulfate, màu xanh của dung dịch nhạt dần, có xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt của đồng. Khi tiếp tục thêm dung dịch ammonia vào, kết tủa tan dần, màu xanh dung dịch đậm dần lên.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 147

Phức chất aqua có dạng hình học bát diện được hình thành khi cho CrCl3 vào nước. Viết phương trình hóa học của quá trình tạo phức chất trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào sự hình thành phức chất aqua của cation kim loại chuyển tiếp trong dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Khi cho muối CrCl3 vào nước, phức chất aqua được hình thành:

\(C{r^{3 + }}(aq) + 6{H_2}{\rm{O}}(l) \to {{\rm{[}}Cr{(O{H_2})_{_6}}]^{3 + }}(aq)\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 148 Câu hỏi

Trong ví dụ 4 và ví dụ 5, hãy cho biết:

a) Phối tử thay thế và phối tử bị thay thế.

b) Dấu hiệu của phản ứng tạo phức chất có thể là gì?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phản ứng thay thế phối tử trong phức chất ở ví dụ 4 và 5

Lời giải chi tiết :

Ví dụ 4: \[{{\rm{[}}Ni{(O{H_2})_{_6}}]^{2 + }}(aq) + 6N{H_3}(aq) \to {{\rm{[}}Ni{(N{H_3})_{_6}}{\rm{]}}^{2 + }}(aq) + 6{H_2}{\rm{O}}(l)\]

Phối tử ban đầu là aqua (H2O), phối tử thay thế là ammonia (NH3)

Ví dụ 5: \[{{\rm{[PtC}}{{\rm{l}}_{\rm{4}}}{\rm{]}}^{{\rm{2 - }}}}{\rm{(aq) + 2N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{(aq) }} \to {\rm{[}}Pt{C_{l2}}{(N{H_3})_2}](s) + 2C{l^ - }(aq)\]

b) Dấu hiệu có thể nhận biết đã tạo phức chất là màu sắc dung dịch thay đổi, có xuất hiện kết tủa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 148 Thực hành (TH)

Thí nghiệm: Phản ứng copper(II) sulfate với dung dịch ammonia

Chuẩn bị:

- Hóa chất: Dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NH3 khoảng 10%

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

Tiến hành: Cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa 5ml dung dịch CuSO4. Lắc ống nghiệm trong quá trình thêm dung dịch NH3. Khi dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam thì dừng thêm dung dịch NH3.

Yêu cầu: Quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phản ứng tạo phức của Cu2+ với NH3

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: Khi cho từ từ dung dịch ammonia vào ống nghiệm chứa dung dịch copper(II) sulfate, màu xanh của dung dịch nhạt dần, có xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt của đồng. Khi tiếp tục thêm dung dịch ammonia vào, kết tủa tan dần, màu xanh dung dịch đậm dần lên.

Giải thích: Vì khi NH3 được thêm vào ống nghiệm sẽ tạo phức là [Cu(OH)2(OH2)4](s) có màu xanh nhạt. Thêm NH3 đến dư, kết tủa xanh nhạt tan dần, dung dịch chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh lam.

Phương trình hóa học:

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O \( \to \) Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 \( \to \)[Cu(NH3)4](OH)2


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 149 Thực hành (TH)

Thí nghiệm: Khả năng phản ứng của dung dịch copper(II) sulfate loãng với hydrochloric acid đặc.

- Hóa chất: Dung dịch CuSO4 0,5%, dung dịch HCl đặc.

- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

Tiến hành: Thêm khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa khoảng 1ml dung dịch CuSO4.

Yêu cầu: Quan sát và giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khả năng phản ứng của dung dịch copper(II) sulfate loãng với HCl

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt màu dần

PTHH: [Cu(OH2)6]SO4 + 2HCl \( \to \) [Cu(OH2)4Cl2]SO4 + 2H2O


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 149 Vận dụng (VD)

Tìm hiểu và giải thích ứng dụng trong hóa học của phức chất [Cu(NH3)4(OH2)2]2+

Hướng dẫn giải :

Dựa vào ứng dụng của phức chất.

Lời giải chi tiết :

Phức chất [Cu(NH3)4(OH2)2]2+ được ứng dụng trong sản xuất thuốc chữa bệnh. Do ion kim loại Cu2+ có trong hoạt tính sinh học trên cơ thể.


Câu hỏi:

Hoàn thành phản ứng dưới đây:

NiCl2(s) + ? \( \to \) [Ni(OH2)6]2+(aq) + ?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào sự hình thành phức chất aqua của cation kim loại chuyển tiếp trong dung dịch

Lời giải chi tiết :

NiCl2(s) + 6H2O (l) \( \to \) [Ni(OH2)6]2+ (aq) + 2HCl(aq)


Câu hỏi:

Trong phản ứng thuận nghịch dưới đây, việc tăng nồng độ Cl-(aq) ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi màu của dung dịch?

[Cu(OH2)6]2+ (aq) + 4Cl- \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)[CuCl4]2-(aq) + 6H2O(l)

Màu xanh màu vàng

Hướng dẫn giải :

Dựa vào màu sắc của phức chất

Lời giải chi tiết :

Khi tăng nồng độ Cl-(aq), màu xanh của dung dịch nhạt dần chuyển sang màu vàng.


Câu hỏi:

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thay thế phối tử trong phức chất?

a) [Co(OH2)6]3+ (aq) + 6NH3 (aq) \( \to \)[Co(NH3)6]3+(aq) + 6H2O(l)

b) 2Na[Au(CN)2](aq) + Zn(s) \( \to \) Na2[Zn(CN)4](aq) + 2Au(s)

c) [Co(OH2)6]2+(aq) + 4Cl- \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)[CoCl4]2-(aq) + 6H2O(l)

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phản ứng thế phối tử trong phức chất

Lời giải chi tiết :

Phản ứng a) và c) là phản ứng thế phối tử, phản ứng b) là phản ứng thế nguyên tử trung tâm.


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK