Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Chủ đề 8. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 142, 143, 144 Hóa 12 Cánh diều: Phân tử [Ag(NH3)2]OH hoặc cation [Ag(NH3)2]+ đều được gọi là phức chất. Vậy phức chất là gì? Phức chất có cấu...

Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 142, 143, 144 Hóa 12 Cánh diều: Phân tử [Ag(NH3)2]OH hoặc cation [Ag(NH3)2]+ đều được gọi là phức chất. Vậy phức chất là gì? Phức chất có cấu...

Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 142; Câu hỏi trang 143: LT, CH; Câu hỏi trang 144: LT1, LT2; Câu hỏi trang 145: BT1, BT2, BT3, Lý thuyết - Bài 21. Sơ lược về phức chất trang 142, 143, 144 Hóa 12 Cánh diều - Chủ đề 8. Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất. Thuốc thử Tollens chứa hợp chất có công thức là [Ag(NH3)2]OH, có khả năng tham gia...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 142

Thuốc thử Tollens chứa hợp chất có công thức là [Ag(NH3)2]OH, có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với aldehyde.

Phân tử [Ag(NH3)2]OH hoặc cation [Ag(NH3)2]+ đều được gọi là phức chất. Vậy phức chất là gì? Phức chất có cấu tạo như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm và cấu tạo của phức chất.

Lời giải chi tiết :

Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm và các phối tử. Các phối tử sắp xếp một cách xác định xung quanh nguyên tử trung tâm, tạo ra các dạng hình học khác nhau. Các dạng hình phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 143 Luyện tập (LT)

Từ công thức Lewis của NH3, giải thích vì sao phân tử này có thể đóng vai trò là phối tử: image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm phối tử: là các phân tử hoặc anion đã cho cặp electron chưa liên kết

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen có cặp electron chưa kiên kết nên có thể cho cặp electron này và đóng vai trò là phối tử.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 143 Câu hỏi

Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất (3)

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái nhiệm về phối tử và nguyên tử trung tâm.

Lời giải chi tiết :

image

Trong phức chất (3):

+ Nguyên tử trung tâm là Pt

+ Phối tử là: Cl- và NH3


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 144 Luyện tập (LT) 1

Khi cho copper(II) sulfate vào nước thì hình thành phức chất bát diện với các phối tử là 6 phân tử H2O.

a) Viết công thức của phức chất.

b) Vẽ dạng hình học của phức chất trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào dạng hình học của phức chất.

Lời giải chi tiết :

a) Cu2+ + 6H2O \( \to \)[Cu(OH2)6]2+

b) Hình dạng hình học của phức chất trên là:

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 144 Luyện tập (LT) 2

Thực nghiệm xác nhận phức chất [Zn(OH)4]2- có dạng hình học tứ diện. Hãy vẽ dạng hình học của phức chất trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào dạng hình học của phức chất.

Lời giải chi tiết :

Dạng hình học của phức chất [Zn(OH)4]2- là:

image


Câu hỏi:

Cho một phức chất có công thức [Fe(OH2)6](NO3)3.3H2O. Chỉ ra nguyên tử trung tâm và phối tử của phức chất trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào khái niệm của phối tử và nguyên tử trung tâm.

Lời giải chi tiết :

+ Nguyên tử trung tâm là Fe

+ Phối tử: H2O


Câu hỏi:

Hãy chỉ ra liên kết cho – nhận trong phức chất [PtCl4]2-.

Hướng dẫn giải :

Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết cho – nhận: phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.

Lời giải chi tiết :

Liên kết cho – nhận trong phức chất [PtCl4]2- là liên kết giữa nguyên tử trung tâm Pt2+ và phối tử Cl-.


Câu hỏi:

Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

(1) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích

(2) Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết với các phối tử luôn có dạng hình học là tứ diện

(3) Giống như phân tử amionia (), phân tử methyl amine () cũng có thể đóng vai trò là phối tử do các cặp electron chưa liên kết.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về phức chất.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, ngoài dạng hình học là tứ diện còn dạng hình vuông phẳng.

(3) đúng


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK