1.10.
Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng? A. Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhưng không thiết yếu đối với cây trồng B. Tồn tại trong đất với một lượng rất nhỏ C. Thực vật cần với một lượng rất nhỏ D. Là các phân tử nhỏ thiết yếu với sự phát triển của thực vật |
Lý thuyết về các nguyên tố vi lượng
Thực vật cần với một lượng rất nhỏ
1.11.
Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động. B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động. C. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế chủ động. D. Một số ion khoáng có thể được hấp thụ vào tế bào lông hút khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hạt keo đất và lông hút. |
Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật
A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.
1.12.
Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra khi nào? A. Nồng độ nước trong dịch tế bào lông hút lớn hơn trong dung dịch đất. B. Nồng độ các chất tan trong dung dịch đất lớn hơn trong dịch tế bào lông hút. C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất. D. Môi trường dịch tế bào lông hút nhược trương so với dung dịch đất. |
Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật
C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.
1.13.
Khẳng định nào là không đúng về sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ A. Trao đổi ion khoáng từ bề mặt của keo đất với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa rê và dung dịch đất (hút bám trao đổi). B. lon khoáng hoà tan trong nước và xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết. C. lon khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. |
Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật
D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
1.14.
Động lực chính của sự vận chuyển nước lên phía trên trong mạch gỗ của cây là (1) sự thoát hơi nước ở lá. (2) sự vận chuyển hướng tâm của các ion khoáng. (3) áp suất rễ. (4) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (2), (3) và (4) |
Động lực của dòng mạch gỗ
C. (1), (3) và (4).
1.15.
Động lực chính của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là A. năng lượng sinh ra do hoạt động hô hấp của tế bảo trễ. B. thoát hơi nước ở lá. C. áp suất rễ. D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng. |
Động lực của dòng mạch rây
D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK