1.32.
Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hoá CO2 A. ATP và NADPH. B. ATP. C. NADPH. D. ATP, NADPH và O2. |
Sản phẩm của pha sáng được cung cấp cho pha tối
A. ATP và NADPH.
1.33.
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các nguyên tử oxygen của CO2 sẽ có mặt ở sản phẩm nào? A. Khí O2. B. Glucose. C. Khí O2 và glucose. D. Glucose và nước. |
Thí nghiệm chứng minh đường đi của oxygen trong quang hợp
B. Glucose.
1.34.
Chu trình Calvin diễn ra trong lục lạp ở vị trí A. màng ngoài. B. mảng trong. C. chất nền. D. thylakoid. |
Lý thuyết quang hợp
C. chất nền.
1.35.
Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp ở vị trí A. màng ngoài. B. mảng trong. C. chất nền. D. màng thylakoid. |
Lý thuyết quang hợp
D. màng thylakoid.
1.36.
Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tổ quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo thứ tự nào sau đây? A. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng. B. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng. C. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. |
Con đường truyền năng lượng ánh sáng
D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
1.37.
Lá cây thường có màu xanh lục vì A. các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục. B. các phân tử diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh lục. C. hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. hệ sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. |
Màu xanh lục là màu của diệp lục
Lá cây thường có màu xanh lục vì các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục.
1.38.
Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật? A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng. B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ. C. Quang phân li nước giải phóng O2. D. Chuyên hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. |
Lý thuyết pha sáng ở thực vật
B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.
1.39.
Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4? A. Lúa, khoai tây, đậu. B. Lúa, khoai, sắn. C. Ngô, mía, cỏ gấu. D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. |
Đặc điểm thực vật C4
C. Ngô, mía, cỏ gấu.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK