1.56.
Những khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật? (1) Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. (2) Chuyển hóa các chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ. (3) Phân giải hợp chất hữu cơ và tạo ra các tiền chất để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác. (4) Giải phóng nhiệt năng giúp thực vật chống chịu môi trường lạnh. A. (1), (2) và (3) B. (1), (2) và (4) C. (1) (3) và (4) D. (1), (2), (3) và (4) |
Lý thuyết vai trò của quá trình hô hấp
C. (1) (3) và (4)
1.57.
Thứ tự nào sau đây thể hiện đúng các bước của quá trình hô hấp tế bào? (1) Đường phân. (2) Chuỗi truyền electron hô hấp. (3) Chu trình Krebs. (4) Oxi hóa pyruvic acid thành acetyl-CoA. A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (2) → (1) → (3) → (4) C. (1) → (4) → (3) → (2) D. (2) → (1) → (4) → (3) |
Lý thuyết quá trình hô hấp tế bào
C. (1) → (4) → (3) → (2)
1.58.
Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bồn phân tử NADH. B. bón phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH. C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH. D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH. |
Lý thuyết chu trình krebs
Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.
1.59.
Ở thực vật, trong khoảng nhiệt độ nào sau đây khi tăng nhiệt độ 10 °C thì cường độ hô hấp tăng khoảng 2 - 2,5 lần? A. -5 - 25°C B. 0 - 35°C C. 15 - 45°C D. 25 - 45°C |
Cường độ hô hấp tăng khi nhiệt độ tăng
B. 0 - 35°C
1.60.
Khi phân giải một phân tử glucose trong tế bào thực vật, năng lượng tạo ra từ quá trình hô hấp gấp khoảng bao nhiêu lần so với năng lượng tạo ra từ quá trình lên men? A. 2 - 4 lần B. 7 - 8 lần C.15 - 16 lần D. 18 - 19 lần |
Lý thuyết hô hấp
Khi phân giải một phân tử glucose trong tế bào thực vật, năng lượng tạo ra từ quá trình hô hấp gấp khoảng 15-16 lần so với năng lượng tạo ra từ quá trình lên men
1.61.
Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là A. tăng cường lượng nước trong tế bào đề kích thích quá trình hô hấp. B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp. D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp. |
Ngâm hạt giúp hạt nhanh nảy mầm
Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK