Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4, 5, 6 SBT Sinh 11 Cánh diều: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hóa tự dưỡng?...

Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4, 5, 6 SBT Sinh 11 Cánh diều: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hóa tự dưỡng?...

Sinh vật hóa tự dưỡng vừa có thể hấp thu năng lượng từ các phản ứng hóa học, vừa có thể tổng hợp tất cả những hợp chất hữu cơ cần thiết từ carbon dioxide. Trả lời Câu hỏi trang 4, Câu hỏi trang 5, Câu hỏi trang 6, Câu hỏi trang 7, Câu hỏi trang 8, Câu hỏi trang 9, Câu hỏi trang 10, Câu hỏi trang 11, Câu hỏi trang 12, Câu hỏi trang 13, Câu hỏi trang 14, Câu hỏi trang 15, Câu hỏi trang 16, Câu hỏi trang 17, Câu hỏi trang 18, Câu hỏi trang 19, Câu hỏi trang 20, Câu hỏi trang 21, Câu hỏi trang 22, Câu hỏi trang 23, Câu hỏi trang 24, Câu hỏi trang 25, Câu hỏi trang 26, Câu hỏi trang 27, Câu hỏi trang 28, Câu hỏi trang 29, Câu hỏi trang 30 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4, 5, 6 SBT Sinh 11 Cánh diều - Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật. Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hóa tự dưỡng?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 4

1.1.

Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với sinh vật hóa tự dưỡng?

A. Chúng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp

B. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ có sẵn

C. Chúng chuyển hóa năng lượng hoá học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá hoá tổng hợp

D. Chúng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Hướng dẫn giải :

Sinh vật hóa tự dưỡng vừa có thể hấp thu năng lượng từ các phản ứng hóa học, vừa có thể tổng hợp tất cả những hợp chất hữu cơ cần thiết từ carbon dioxide.

Lời giải chi tiết :

A. Chúng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang tổng hợp

1.2.

Sinh vật nào sau đây không phải sinh vật quang tự dưỡng

A. Bèo hoa dâu

B. Vi khuẩn oxi hóa sắt

C. Vi khuẩn lam

D. Tảo lục

Hướng dẫn giải :

Sinh vật quang tự dưỡng sử dụng năng lượng ánh sáng.

Lời giải chi tiết :

B. Vi khuẩn oxi hóa sắt

1.3.

Tập hợp thứ tự nào sau đây thể hiện đúng dòng năng lượng trong quá trình chuyển hóa năng lượng ở sinh giới?

(1) Năng lượng ánh sáng

(2) ATP

(3) Các hoạt động sống

(4) Năng lượng hóa học (tích luỹ trong các chất hữu cơ)

A. (1) → (2) → (4) → (3)

B. (2) → (1) → (3) → (4)

C. (1) → (4) → (2) → (3)

D. (2) → (4) → (1) → (3)

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết dòng năng lượng ở sinh giới

Lời giải chi tiết :

C. (1) → (4) → (2) → (3)

1.4.

Phát biểu nào sau đây về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật là đúng?

A. Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra đồng thời quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường

B. Năng lượng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được sử dụng toàn bộ cho các hoạt động sống của sinh vật.

C. Năng lượng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng một phần được sinh vật dự trữ, một phần được sử dụng cho các hoạt động sống và lượng lớn được giải phóng trở lại môi trường dưới dạng nhiệt năng

D. Cơ thể sử dụng năng lượng ATP cho các hoạt động sống cơ bản và trả lại môi trường một phần năng lượng dưới dạng nhiệt năng.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật

Lời giải chi tiết :

B. Năng lượng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được sử dụng toàn bộ cho các hoạt động sống của sinh vật.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 5

1.5.

Khẳng định nào sau đây về vai trò của nước là không đúng?

A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào thực vật.

B. Nước là môi trường liên kết tất cả các bộ phận của cơ thể thực vật.

C. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong cơ thể thực vật.

D. Nước điều hoà cân bằng nội môi trong cơ thể thực vật.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về vai trò của nước

Lời giải chi tiết :

D. Nước điều hoà cân bằng nội môi trong cơ thể thực vật.

1.6.

Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ngô đã quan sát thấy lá của một số

cây ngô có kích thước nhỏ hơn bình thường và có màu lục đậm. Người nông dân

cân bón bổ sung loại phân bón nào sau đây cho ruộng ngô?

A. Phân bón chứa N

B. Phân bón chứa Mg

C. Phân bón chứa P

D. Phân bón chứa K

Hướng dẫn giải :

Thiếu P khiến lá cây có màu xanh đậm, lá nhỏ.

Lời giải chi tiết :

C. Phân bón chứa P

1.7.

Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ớt đã quan sát thấy một số cây ớt có nhiều vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá. Người nông dân cần bón bổ sung loại

phân bón nào sau đây cho ruộng ớt?

A. Phân bón chứa N

B. Phân bón chứa Mg

C. Phân bón chứa Mn

D. Phân bón chứa K

Hướng dẫn giải :

Thiếu Mg khiến cây có đốm ở gân lá

Lời giải chi tiết :

B. Phân bón chứa Mg

1.8.

Nối tên các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu với triệu chứng mà cây biểu

hiện khi bị thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng đó.

(1) Lá nhỏ, màu lục đậm

(2) Chồi đỉnh bị chết

(3) Cây bị còi cọc, chóp lá hoá vàng

(4) Lá màu vàng nhạt, mép lá hoá đỏ

(5) Lá màu vàng, mép lá màu cam

(a) N

(b) P

(c) K

(d) Ca

(e) Mg

Hướng dẫn giải :

Dựa vào biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng

Lời giải chi tiết :

(a)-3, (b)-1, (c)-4, (d)-2, (e)-5

1.9.

Ở thực vật, triệu chứng chung gây ra bởi sự thiếu các nguyên tố khoáng N, K, Mg và S là

A. giảm phát triển hệ mạch.

B. lá hoá vàng.

C. xoăn lá.

D. sinh tổng hợp nhiều carotenoid.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng

Lời giải chi tiết :

Ở thực vật, triệu chứng chung gây ra bởi sự thiếu các nguyên tố khoáng N, K, Mg và S là lá hoá vàng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 6

1.10.

Khẳng định nào sau đây về nguyên tố vi lượng là đúng?

A. Có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng nhưng không thiết yếu đối với cây trồng

B. Tồn tại trong đất với một lượng rất nhỏ

C. Thực vật cần với một lượng rất nhỏ

D. Là các phân tử nhỏ thiết yếu với sự phát triển của thực vật

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về các nguyên tố vi lượng

Lời giải chi tiết :

Thực vật cần với một lượng rất nhỏ

1.11.

Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

C. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế chủ động.

D. Một số ion khoáng có thể được hấp thụ vào tế bào lông hút khi có sự tiếp xúc

trực tiếp giữa hạt keo đất và lông hút.

Hướng dẫn giải :

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Lời giải chi tiết :

A. Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động.

1.12.

Sự hấp thụ nước vào dịch tế bào lông hút diễn ra khi nào?

A. Nồng độ nước trong dịch tế bào lông hút lớn hơn trong dung dịch đất.

B. Nồng độ các chất tan trong dung dịch đất lớn hơn trong dịch tế bào lông hút.

C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

D. Môi trường dịch tế bào lông hút nhược trương so với dung dịch đất.

Hướng dẫn giải :

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Lời giải chi tiết :

C. Nồng độ các chất tan trong dịch tế bào lông hút cao hơn trong dung dịch đất.

1.13.

Khẳng định nào là không đúng về sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ

A. Trao đổi ion khoáng từ bề mặt của keo đất với ion khoáng trên bề mặt rễ khi

có sự tiếp xúc trực tiếp giữa rê và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

B. lon khoáng hoà tan trong nước và xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết.

C. lon khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Hướng dẫn giải :

Các cơ chế hấp thụ khoáng ở thực vật

Lời giải chi tiết :

D. Ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

1.14.

Động lực chính của sự vận chuyển nước lên phía trên trong mạch gỗ của cây là

(1) sự thoát hơi nước ở lá.

(2) sự vận chuyển hướng tâm của các ion khoáng.

(3) áp suất rễ.

(4) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4)

Hướng dẫn giải :

Động lực của dòng mạch gỗ

Lời giải chi tiết :

C. (1), (3) và (4).

1.15.

Động lực chính của sự vận chuyển các chất trong mạch rây là

A. năng lượng sinh ra do hoạt động hô hấp của tế bảo trễ.

B. thoát hơi nước ở lá.

C. áp suất rễ.

D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.

Hướng dẫn giải :

Động lực của dòng mạch rây

Lời giải chi tiết :

D. chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 7

1.16.

Khẳng định nào sau đây về sự vận chuyển vật chất trong cây là đúng?

A. Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ theo cơ chế chủ động, trong mạch rây theo cơ chế bị động

B. Mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất vô cơ, mạch rây chỉ vận chuyển các chất

hữu cơ.

C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các

chất theo hai chiều.

D. Các ion khoáng chỉ được vận chuyển trong mạch gỗ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết vận chuyển các chất trong cây

Lời giải chi tiết :

C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây có thể vận chuyển các

chất theo hai chiều.

1.17.

Khẳng định nào sau đây về trao đổi nitrogen là không đúng?

A. Cây có thể hấp thụ nitrogen dưới dạng NO3- và NH4+

B. Cây có thể sử dụng trực tiếp NH4+ vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.

C. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3- vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.

D. Cây có thể dự trữ NH4+ sau khi hấp thụ chúng từ dung dịch đất.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về trao đổi nitrogen

Lời giải chi tiết :

C. Cây có thể sử dụng trực tiếp NO3- vào quá trình sinh tổng hợp amino acid.

1.18.

Khẳng định nào sau đây về con đường gian bào là không đúng?

A. Nước và các ion khoáng di chuyển trong khoảng trống giữa các bó sợi

cellulose trong thành tế bào.

B. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng hướng tâm, theo chiều gradient

nồng độ.

C. Sự di chuyển của nước và các ion khoáng bị chặn bởi đai Caspary.

D. Sự di chuyển của nước và ion khoáng đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm vận chuyển các chất qua con đường gian bào

Lời giải chi tiết :

D. Sự di chuyển của nước và ion khoáng đòi hỏi năng lượng từ hô hấp.

1.19.

Con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyền đi qua các

tế bào của cây theo thứ tự nào sau đây?

A. Biểu bì → Vỏ → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không.

B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

C. Biểu bì → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không.

D. Lông hút → Đai Caspary → Nội bì → Tế bào mạch rây → Gian bào ở lá → Khí không.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết con đường di chuyển của nước từ dung dịch đất đến khí quyển

Lời giải chi tiết :

B. Lông hút → Vỏ → Nội bì → Mạch gỗ → Gian bào ở lá → Khí khổng.

1.20.

Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động

A. tăng hấp thụ K.

B. tăng cường độ thoát hơi nước.

C. tăng sự hấp thụ nước ở rễ

D. tăng hấp thụ tất cả các ion khoáng

Hướng dẫn giải :

Ở cây cà chua, nhiệt độ thấp có tác động đến sự hấp thụ K

Lời giải chi tiết :

A. tăng hấp thụ K.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 8

1.21.

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động

A. Giảm hấp thụ nước ở rễ

B. Tăng cường độ thoát hơi nước ở lá

C. Giảm vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây

D. Giảm hấp thụ khoáng ở rễ

Hướng dẫn giải :

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động đến cường độ thoát hơi nước ở lá

Lời giải chi tiết :

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động tăng cường độ thoát hơi nước ở lá

1.22.

Yếu tố nào sau đây không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật?

A. Ánh sáng

B. Hàm lượng nitrogen trong không khí

C. Nhiệt độ

D. Gió

Hướng dẫn giải :

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước: ánh sáng, nhiệt độ, gió

Lời giải chi tiết :

Hàm lượng nitrogen trong không khí không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật

1.23.

Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện

A. Lạnh, ẩm và có gió

B. Nóng, ẩm và không có gió

C. Nóng, ẩm và có gió

D. Nóng, khô và có gió

Hướng dẫn giải :

Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện nóng, khô và có gió

Lời giải chi tiết :

D. Nóng, khô và có gió

1.24.

Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện nào sau đây?

A. Nhiệt độ thấp, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm đất cao

B. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao

C. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm đất thấp

D. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu, đất được tưới đủ nước

Hướng dẫn giải :

Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện: Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao

1.25.

Biện pháp nào dưới đây có tác dụng làm tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

A. Hạn chế bón phân

B. Che sáng bằng

C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí

D. Hạn chế tưới nước

Hướng dẫn giải :

Xới đất làm tăng độ thoáng khí có tác dụng làm tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ

Lời giải chi tiết :

C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí

1.26.

Tác động nào sau đây của nấm ở vùng rễ không dẫn tới sự tăng hấp thụ khoáng ở cây trồng?

A. Khoáng hóa các hợp chất hữu cơ.

B. Chuyển hóa các chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu.

C. Gây bệnh ở rễ cây.

D. Giúp cây hấp thụ nước.

Hướng dẫn giải :

Gây bệnh ở rễ cây thì sẽ không giúp cây tăng sự hấp thụ khoáng

Lời giải chi tiết :

C. Gây bệnh ở rễ cây.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 9

1.27.

Khẳng định nào sau đây về phân bón là không đúng?

A. Sử dụng càng nhiều càng tốt cho cây trồng.

B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

C. Làm tăng độ màu mỡ của đất.

D. Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết về phân bón

Lời giải chi tiết :

A. Sử dụng càng nhiều càng tốt cho cây trồng.

1.28.

Đề tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng của rễ ở cây trồng, nhà trống

trọt cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật hướng tới việc

A. tăng sự rửa trôi của phân bón.

B. tăng độ ẩm đất, tăng độ hoà tan của phân bón.

C. giảm độ thoáng khí trong đất.

D. hạn chế quá trình thoát hơi nước ở lá.

Hướng dẫn giải :

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ khoáng của cây trồng

Lời giải chi tiết :

Đề tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng khoáng của rễ ở cây trồng, nhà trống

trọt cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật hướng tới việc tăng độ ẩm đất, tăng độ hoà tan của phân bón.

1.29.

Khẳng định nào sau đây về tưới tiêu hợp lý là không đúng?

A. Tưới nước dựa vào đặc điểm di truyền của giống, loại cây.

B. Tưới nước dựa vào điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu.

C. Tưới nước dựa vào pha sinh trưởng và phát triển của giống, loại cây

D. Tưới thừa nước không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

1.30.

Quang hợp ở thực vật là:

A. Quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc hoá học đề chuyên hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

B. Quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng đề chuyển hoá CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

C. Quá trình sắc tố quang hợp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng đề chuyên hoá CO2 và chất khoáng thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2.

D. Quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng đề chuyên hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết khái niệm quang hợp

Lời giải chi tiết :

Quang hợp là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng đề chuyên hóa CO2 và H2O thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) đồng thời giải phóng O2

1.31.

Phát biểu nào sau đây về vai trò của quang hợp là không đúng?

A. Tích lũy năng lượng cho tế bào.

B. Hình thành chất hữu cơ.

C. Điều hoà nhiệt độ và không khí.

D. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết vai trò của quang hợp

Lời giải chi tiết :

D. Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 10

1.32.

Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hoá CO2

A. ATP và NADPH.

B. ATP.

C. NADPH.

D. ATP, NADPH và O2.

Hướng dẫn giải :

Sản phẩm của pha sáng được cung cấp cho pha tối

Lời giải chi tiết :

A. ATP và NADPH.

1.33.

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các nguyên tử oxygen của CO2 sẽ có mặt ở sản phẩm nào?

A. Khí O2.

B. Glucose.

C. Khí O2 và glucose.

D. Glucose và nước.

Hướng dẫn giải :

Thí nghiệm chứng minh đường đi của oxygen trong quang hợp

Lời giải chi tiết :

B. Glucose.

1.34.

Chu trình Calvin diễn ra trong lục lạp ở vị trí

A. màng ngoài.

B. mảng trong.

C. chất nền.

D. thylakoid.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quang hợp

Lời giải chi tiết :

C. chất nền.

1.35.

Pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp ở vị trí

A. màng ngoài.

B. mảng trong.

C. chất nền.

D. màng thylakoid.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quang hợp

Lời giải chi tiết :

D. màng thylakoid.

1.36.

Trong pha sáng của quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng được sắc tổ

quang hợp hấp thụ và truyền đến trung tâm phản ứng theo thứ tự nào sau đây?

A. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.

B. Carotenoid → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b ở trung tâm phản ứng.

C. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Con đường truyền năng lượng ánh sáng

Lời giải chi tiết :

D. Carotenoid → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

1.37.

Lá cây thường có màu xanh lục vì

A. các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục.

B. các phân tử diệp lục hấp thụ ánh sáng xanh lục.

C. hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. hệ sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Hướng dẫn giải :

Màu xanh lục là màu của diệp lục

Lời giải chi tiết :

Lá cây thường có màu xanh lục vì các phân tử diệp lục không hấp thụ ánh sáng xanh lục.

1.38.

Diễn biến nào sau đây không có ở pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật?

A. Sự kích thích và truyền electron của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.

B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.

C. Quang phân li nước giải phóng O2.

D. Chuyên hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết pha sáng ở thực vật

Lời giải chi tiết :

B. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.

1.39.

Những cây nào sau đây thuộc thực vật C4?

A. Lúa, khoai tây, đậu.

B. Lúa, khoai, sắn.

C. Ngô, mía, cỏ gấu.

D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm thực vật C4

Lời giải chi tiết :

C. Ngô, mía, cỏ gấu.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 11

1.40.

Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình Calvin?

A. Diễn ra ở cả thực vật C3, C4, và CAM.

B. Sử dụng sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng.

C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

D. Chuyển hóa CO2 thành hợp chất hữu cơ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chu trình Calvin

Lời giải chi tiết :

C. Diễn ra cả ban ngày và ban đêm.

1.41.

Những điểm giống nhau giữa thực vật C4 và CAM là

(1) cố định CO2 theo hai giai đoạn.

(2) cố định CO2 diễn ra vào ban ngày.

(3) thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

(4) diễn ra trên cùng một tế bào.

A.(1) và (2).

B.(1) và (3).

C.(1) và (4).

D.(2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM

Lời giải chi tiết :

A.(1) và (2).

1.42.

Quan sát hình sau, kết hợp với kiến thức đã học và cho biết nhận định nào sau

đây không đúng.

A. Không diễn ra quá trình quang hợp khi lượng CO2 hấp thụ nhỏ hơn 0.

B. Lượng CO2 hấp thụ bằng 0 khi cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

C. Cường độ quang hợp đạt cực đại ở điểm bão hoà ánh sáng.

D. Cường độ quang hợp có thể giảm khi vượt qua điểm bão hoà ánh sáng.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình, kết hợp với kiến thức đã học

Lời giải chi tiết :

A. Không diễn ra quá trình quang hợp khi lượng CO2 hấp thụ nhỏ hơn 0.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12

1.43.

Quan sát hình sau và cho biết nhận định nào sau đây là không đúng

A. Điểm bù CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4

B. Điểm bão hoà CO2 của thực vật C3 cao hơn thực vật C4

C. Thực vật C3 tận dụng nguồn CO2 trong không khí tốt hơn thực vật C4

D. Cường độ quang hợp của thực vật C3 và C4 tương đương nhau ở một cường độ CO2 nào đó.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình

Lời giải chi tiết :

C. Thực vật C3 tận dụng nguồn CO2 trong không khí tốt hơn thực vật C4

1.44.

Ngưỡng nhiệt độ tối ưu của thực vật C3 là

A. khoảng 15 - 25°C.

B. khoảng 20 - 30 °C.

C. khoảng 25 - 35°C.

D. khoảng 30 - 40 °C.

Hướng dẫn giải :

Ngưỡng nhiệt độ tối ưu của thực vật C3 là khoảng 20 - 30 °C.

Lời giải chi tiết :

B. khoảng 20 - 30 °C.

1.45.

Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất đề thực vật có thể quang hợp được là

A. 0,008 - 0,01%.

B. 0,02 - 0,04%.

C. 0,04 - 0,06%.

D. 0,06 - 0,08%.

Hướng dẫn giải :

Khoảng nồng độ CO2 thấp nhất đề thực vật có thể quang hợp được là 0,008 - 0,01%.

Lời giải chi tiết :

A. 0,008 - 0,01%.

1.46.

Hiệu quá của quá trình quang hợp sẽ tăng khi

(1) diện tích lá tăng.

(2) sự tiếp xúc của lá với ánh sáng tăng.

(3) nồng độ O2 khí quyển tăng.

(4) nồng độ CO2 khí quyển tăng.

A. (1), (2) và (3).

B.(1), (2) và (4).

C.(1), (3) và (4).

D. (1), (2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết cách tăng hiệu quả quang hợp

Lời giải chi tiết :

B.(1), (2) và (4).

1.47.

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, vùng ánh sáng thường được diệp lục hấp thụ là:

A. xanh tím và xanh lục.

B. xanh tím và đỏ.

C. xanh lục và đỏ.

D. xanh tím, xanh lục và đỏ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quang hợp ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình quang hợp ở thực vật, vùng ánh sáng thường được diệp lục hấp thụ là xanh đỏ và tím


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 13

1.48.

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó

A. cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.

C. cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

D. quá trình quang hợp không thể diễn ra.

Hướng dẫn giải :

Khái niệm điểm bù ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

1.49.

Điểm bão hoà CO2 là khi

A. nồng độ CO2 tối thiểu đề cường độ quang hợp cao nhất.

B. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp thấp nhất.

C. nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp trung bình.

D. nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp nhất.

Hướng dẫn giải :

Khái niệm điểm bão hòa CO2

Lời giải chi tiết :

Điểm bão hoà CO2 là khi nồng độ CO2 tối thiểu đề cường độ quang hợp cao nhất.

1.50.

Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là

A. Ti thể.

B. Lục lạp.

C.Ribosome.

D. Nhân.

Hướng dẫn giải :

Ti thể là bào quan thực hiện quá trình hô hấp

Lời giải chi tiết :

Bào quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là ti thể.

1.51.

Giai đoạn đường phân diễn ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. lục lạp.

D. nhân.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quá trình đường phân

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn đường phân diễn ra ở tế bào chất

1.52.

Chu trình Krebs diễn ra ở

A. ti thể.

B. tế bào chất.

C. lục lạp.

D.nhân.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chu trình Krebs

Lời giải chi tiết :

Chu trình Krebs diễn ra ở ti thể.

1.53.

Trong tế bào thực vật, chuỗi truyền electron diễn ra ở đâu?

A. Ti Thể.

B. Nhân.

C. Lục lạp

D.Ti thể và lục lạp.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chuỗi truyền electron

Lời giải chi tiết :

Trong tế bào thực vật, chuỗi truyền electron diễn ra ở ti thể và lục lạp

1.54.

Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là

A. hai phân tử pyruvic acid, bốn phân tử ATP và hai phân tử NADH.

B. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và bồn phân tử NADH.

C. hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

D. một phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

Hướng dẫn giải :

Kết quả của đường phân

Lời giải chi tiết :

Kết thúc giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucose sẽ thu được sản phẩm là hai phân tử pyruvic acid, hai phân tử ATP và hai phân tử NADH.

1.55.

Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai

đoạn nào sau đây?

A. Đường phân.

B. Chu trình Krebs.

C. Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Oxi hóa pyruvic acid thành acetyl-CoA.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hô hấp ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai

đoạn: chuỗi truyền electron hô hấp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14

1.56.

Những khẳng định nào sau đây là đúng về vai trò của quá trình hô hấp ở

thực vật?

(1) Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

(2) Chuyển hóa các chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ.

(3) Phân giải hợp chất hữu cơ và tạo ra các tiền chất để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác.

(4) Giải phóng nhiệt năng giúp thực vật chống chịu môi trường lạnh.

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1) (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết vai trò của quá trình hô hấp

Lời giải chi tiết :

C. (1) (3) và (4)

1.57.

Thứ tự nào sau đây thể hiện đúng các bước của quá trình hô hấp tế bào?

(1) Đường phân.

(2) Chuỗi truyền electron hô hấp.

(3) Chu trình Krebs.

(4) Oxi hóa pyruvic acid thành acetyl-CoA.

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (2) → (1) → (3) → (4)

C. (1) → (4) → (3) → (2)

D. (2) → (1) → (4) → (3)

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quá trình hô hấp tế bào

Lời giải chi tiết :

C. (1) → (4) → (3) → (2)

1.58.

Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là

A. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và bồn phân tử NADH.

B. bón phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

C. sáu phân tử CO2, hai phân tử ATP, hai phân tử FADH2 và sáu phân tử NADH.

D. hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chu trình krebs

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm của chu trình Krebs khi phân giải hoàn toàn một phân tử acetyl-CoA là hai phân tử CO2, một phân tử ATP, một phân tử FADH2 và ba phân tử NADH.

1.59.

Ở thực vật, trong khoảng nhiệt độ nào sau đây khi tăng nhiệt độ 10 °C thì

cường độ hô hấp tăng khoảng 2 - 2,5 lần?

A. -5 - 25°C

B. 0 - 35°C

C. 15 - 45°C

D. 25 - 45°C

Hướng dẫn giải :

Cường độ hô hấp tăng khi nhiệt độ tăng

Lời giải chi tiết :

B. 0 - 35°C

1.60.

Khi phân giải một phân tử glucose trong tế bào thực vật, năng lượng tạo ra từ quá trình hô hấp gấp khoảng bao nhiêu lần so với năng lượng tạo ra từ quá trình lên men?

A. 2 - 4 lần

B. 7 - 8 lần

C.15 - 16 lần

D. 18 - 19 lần

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hô hấp

Lời giải chi tiết :

Khi phân giải một phân tử glucose trong tế bào thực vật, năng lượng tạo ra từ quá trình hô hấp gấp khoảng 15-16 lần so với năng lượng tạo ra từ quá trình lên men

1.61.

Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là

A. tăng cường lượng nước trong tế bào đề kích thích quá trình hô hấp.

B. giảm nồng độ CO2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

C. tăng nồng độ O2 trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.

D. giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với quá trình hô hấp.

Hướng dẫn giải :

Ngâm hạt giúp hạt nhanh nảy mầm

Lời giải chi tiết :

Mục đích chính của việc ngâm hạt trước khi gieo là tăng cường lượng nước trong tế bào để kích thích quá trình hô hấp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15

1.62.

Nguyên nhân chính làm cho hạt thối khi ngâm nước là

A. tế bào bị chết do hút quá nhiều nước.

B. tế bào bị chết do thiếu O2

C. tế bào bị chết do thiếu CO2

D. tế bào bị chết do nhiệt độ thấp

Hướng dẫn giải :

Khi ngâm nước hạt thối do bị úng

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính làm cho hạt thối khi ngâm nước là tế bào bị chết do thiếu O2

1.63.

Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải có biện pháp điều khiển để

A. quá trình quang hợp và hô hấp phải cân bằng.

B. quá trình quang hợp phải chiếm ưu thế so với hô hấp.

C. quá trình hô hấp phải chiếm ưu thế so với quang hợp.

D. tăng cường quá trình quang hợp và ức chế quá trình hô hấp.

Hướng dẫn giải :

Quang hợp tạo năng suất cây trồng

Lời giải chi tiết :

Muốn tăng năng suất cây trồng thì phải có biện pháp điều khiển để quá trình quang hợp phải chiếm ưu thế so với hô hấp.

1.64.

Trong tế bào thực vật có sáu phân tử glucose, nếu một nửa được chuyển hoá theo hô hấp và một nửa được chuyên hoá theo lên men. Năng lượng tối đa mà tế bào thu được là

A. 32 ATP.

B. 34 ATP.

C. 102 ATP.

D. 120 ATP.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về hô hấp tế bào

Lời giải chi tiết :

Trong tế bào thực vật có sáu phân tử glucose, nếu một nửa được chuyển hoá theo hô hấp và một nửa được chuyên hoá theo lên men. Năng lượng tối đa mà tế bào thu được là 102 ATP.

1.65.

Nhận định nào dưới đây về quá trình dinh dưỡng và tiêu hoá là đúng?

A. Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

B. Dinh dưỡng và tiêu hoá là hai quá trình kế tiếp nhau.

C. Dinh dưỡng là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành

những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Tiêu hoá là quá trình tế bào sử dụng những chất dinh dưỡng đã được hấp thụ đề

tổng hợp, biến đổi thành những chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

Hướng dẫn giải :

Khái niệm về dinh dưỡng và tiêu hoá

Lời giải chi tiết :

Tiêu hoá là một phần của quá trình dinh dưỡng.

1.66.

Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột

đề vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn nào của quá trình dinh dưỡng?

A. Lấy thức ăn

B. Tiêu hoá thức ăn

C. Hấp thụ chất dinh dưỡng

D. Đồng hoá các chất

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các giai đoạn của quá trình hô hấp

Lời giải chi tiết :

Ở người, giai đoạn chất dinh dưỡng đi qua các tế bào biểu mô của lông ruột

đề vào mạch máu và mạch bạch huyết là giai đoạn hấp thụ các chất dinh dưỡng

1.67.

Phát biểu nào sau đây về giai đoạn đồng hoá các chất là đúng?

A. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được đưa vào cơ thể.

B. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng

chất dinh dưỡng đã được hấp thụ đề tổng hợp, biến đổi thành những chất cần

thiết cho hoạt động sống của cơ thể.

C. Giai đoạn đồng hóa là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong ống tiêu hóa, biến đổi những chất phức tạp thành chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được

D. Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng sau khi phân giải được vận chuyển vào máu và bạch huyết

Hướng dẫn giải :

Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong cơ thể sinh vật và tiêu hao năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Giai đoạn đồng hoá là giai đoạn của quá trình dinh dưỡng mà tế bào sử dụng

chất dinh dưỡng đã được hấp thụ đề tổng hợp, biến đổi thành những chất cần

thiết cho hoạt động sống của cơ thể.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16

1.68.

Khi nói về quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thức ăn đi vào qua lỗ miệng, chất thải được đi ra ngoài qua hậu môn

B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzyme do lysosome tiết ra

C. Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp

tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

D. Thức ăn được biến đổi về mặt cơ học bên trong tế bào.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết tiêu hóa ở túi tiêu hóa

Lời giải chi tiết :

Tế bào tuyến tiết enzyme để tiêu hoá ngoại bào, sau đó những hạt thức ăn tiếp

tục được tiêu hoá nội bào trong không bào tiêu hoá.

1.69.

Các lợi thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá là:

(1) Các bộ phận của hệ tiêu hoá có tính chuyên hoá cao.

(2) Các enzym tiêu hoá không bị hoà loãng nên giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn,

(3) Tạo điều kiện tối ưu cho quá trình tiêu hoá nội bào.

(4) Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn với chất thải.

A.(1), (2) và (3).

B.(1), (3) và (4).

C.(1), (2) và(4).

D.(2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.

- Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước. Do vậy tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ nhanh chóng và lượng chất dinh dưỡng tạo ra được nhiều hơn.

- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn giúp cơ thể hấp thu được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn. Trong khi đó túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa như trong ống tiêu hóa.

Lời giải chi tiết :

C.(1), (2) và(4).

1.70.

Khi nói về hình thức tiêu hoá ở động vật, nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Ở thuỷ tức, thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào, vừa được tiêu hoá nội bào.

B. Ở bọt biển, thức ăn được tiêu hoá trong tế bào cổ áo và tế bào amip.

C. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn đi vào và chất thải đi ra đều qua lỗ miệng.

D. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào hoàn toàn.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các hình thức tiêu hóa ở động vật

Lời giải chi tiết :

D. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá nội bào hoàn toàn.

1.71.

Ở bọt biển, quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo thường diễn ra ngay sau quá trình nào?

A. Quá trình tiêu hoá ở tế bào amip.

B. Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.

C. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.

D. Quá trình hình thành các sợi xương hoặc các tế bào khác của cơ thể.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quá trình tiêu hoá nội bào ở các tế bào cổ áo

Lời giải chi tiết :

Quá trình thức ăn di chuyển qua và bị các sợi hình trụ của tế bào cổ áo chứa chất nhầy giữ lại.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17

1.72.

Cho các loài động vật sau: (1) bọt biển, (2) giun dẹp, (3) cá chép, (4) châu chấu, (5) thuỷ tức. Những loài nào trong các loài trên có tiêu hoá nội bào?

A. (1), (2) và (4)

B.(1), (4) và (5)

C. (1), (2) và (5)

D.(1), (3) và (5)

Hướng dẫn giải :

Tiêu hóa nội bào: là quá trình tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào

Lời giải chi tiết :

C. (1), (2) và (5)

1.73.

Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là:

A. chế độ dinh dưỡng giàu protein, ít carbohydrate.

B. chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều chất đạm.

C. chế độ dinh dưỡng ít calo hơn so với nhu cầu của cơ thể.

D. chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ.

Hướng dẫn giải :

Quy tắc chung liên quan đến chế độ dinh dưỡng cân bằng ở người là chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Sự thiếu hụt hay dư thừa năng lượng hoặc một số chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rối loạn dinh dưỡng.

Lời giải chi tiết :

D. chế độ dinh dưỡng vừa đủ và đúng tỉ lệ (phù hợp với tháp dinh dưỡng), bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất khoáng và chất xơ.

1.74.

Các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là:

(1) Tác nhân dị ứng.

(2) Ô nhiễm thực phẩm.

(3) Chế độ ăn ít chất xơ.

(4) Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ dẫn.

(5) Ô nhiễm nguồn nước.

(6) Nhị đại tiện.

A.(1), (2), (3) và (6).

B. 2), (4), (5) và (6).

C.(1), (2), (4) và (5).

D. (2), (3), (5) và (6).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết vệ sinh hệ tiêu hóa

Lời giải chi tiết :

C.(1), (2), (4) và (5).

1.75.

Những nhận định nào sau đây là đúng khi nói về hô hấp ở động vật?

(1) Tất cả các động vật trên cạn đều trao đổi khí qua phổi.

(2) Tất cả động vật sống dưới nước đều trao đổi khí qua mang.

(3) Lưỡng cư vừa trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, vừa trao đổi khí qua phổi.

(4) Chim trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí.

A. (1) và (4)

B. (2) và (3)

C. (1) và (2)

D. (3) và (4)

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hô hấp ở động vật

Lời giải chi tiết :

D. (3) và (4)

1.76.

Khi nói về hô hấp ở động vật, nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.

B. Quá trình hô hấp tế bào giải phóng ATP.

C. Thông qua trao đổi khí với môi trường, CO2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

D. CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hô hấp ở động vật

Lời giải chi tiết :

C. Thông qua trao đổi khí với môi trường, CO2 được vận chuyển đến tế bào, tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 18

1.77.

Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí ở động vật?

A. Cấu trúc bề mặt trao đổi khí liên quan đến môi trường sống của động vật.

B. Quá trình trao đổi khí diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hại phía của bề mặt trao đổi khí.

C. Bề mặt trao đổi khí có diện tích lớn và có nhiều mao mạch.

D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở động vật

Lời giải chi tiết :

D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.

1.78.

Các loài nào sau đây trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thê?

(1) Châu chấu

(2) Thuỷ tức

(3) Ếch, nhái trưởng thành

(4) Cá sấu

(5) Cá heo

(7) Tôm

(8) Giun đất

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (8)

C. (2), (3) và (5)

D. (3), (4) và (8)

Hướng dẫn giải :

Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể

Lời giải chi tiết :

B. (2), (3) và (8)

1.79.

Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng?

A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi cung

mang có nhiều phiến mang.

B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau.

D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2 khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hô hấp ở cá

Lời giải chi tiết :

Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi cung mang có nhiều phiến mang

1.80. Khi nói về trao đổi khí ở côn trùng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ống khí không có sự phân nhánh nên O, được hấp thụ trực tiếp từ lỗ thở vào tế bào.

B. Ống khí của côn trùng có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh.

C. Không khí giàu O2 khuếch tán qua lớp biểu bì mỏng bên ngoài cơ thể.

D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết trao đổi khí qua hệ thống ống khí

Lời giải chi tiết :

D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.

1.81.

Nhận định nào sau đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng?

A. Phổi có số lượng phế nang lớn nhất trong các loài động vật nên khi hít vào không khí đi từ khí quản đến trực tiếp tế bào.

B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.

C. Khi hít vào, các túi khí đầy không khí vào phổi nên phổi đầy không khí, các túi khí xẹp.

D. Khi thở ra, các túi khí căng đây không khí.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết trao đổi khí qua hệ thống túi khí

Lời giải chi tiết :

B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 19

1.82.

Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là

A. làm giảm tiết chất nhày ở đường hô hấp.

B. phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

C. tăng lưu thông không khí.

D. hạn chế các phản ứng viêm.

Hướng dẫn giải :

Hút thuốc có thể gây ra những thay đổi cấu trúc niêm mạc phế quản khiến thành phế quản dày lên, lòng phế quản hẹp lại.Phá hủy biểu mô phế quản làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxy.

Lời giải chi tiết :

Một trong những tác hại của khói thuốc lá với hệ hô hấp là phá huỷ cấu trúc phế nang và làm xơ hoá phế nang.

1.83.

Các biện pháp phòng bệnh hô hấp là

(1) rửa tay thường xuyên.

(2) giảm cholesterol trong chế độ ăn.

(3) giữ vệ sinh môi trường sống.

(4) đeo khẩu trang đúng cách.

(5) tập thể dục, thể thao thường xuyên.

A.(1), (3), (4) và (5).

B.(1), (2), (3) và (5).

C. (2), (3), (4) và (5).

D.(1), (2), (4) và (5).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết vệ sinh hệ hô hấp

Lời giải chi tiết :

A.(1), (3), (4) và (5).

1.84.

Ghép các loài động vật sau đây với hình thức tiêu hoá phù hợp.

(a) Giun dẹp

(b) Rắn

(c) Hải quỳ

(d) Bọt biển

(e) Hươu cao cô

(1) Ông tiêu hoá

(2) Túi tiêu hoá

(3) Chưa có cơ quan tiêu hoá

Hướng dẫn giải :

Xem đại diện các hình thức hô hấp

Lời giải chi tiết :

(a)-(2), (b)-(1), (c)-(2), (d)-(3), (e)-(1)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 20

1.85.

Ghép các loài động vật sau đây với hình thức trao đổi khí phù hợp

Tên động vật

Hình thức trao đổi khí

(a) Nai

(b) Trai sông

(c) Dế mèn

(d) Cá voi

(e) Giun dẹp

(g) Cá chép

(h) Ếch

(i) Châu chấu

(k) Tôm

(l) Chim bồ câu

(m) Thỏ

(n) Thuỷ tức

(1) Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

(2) Trao đổi khí qua ống khí

(3) Trao đổi khí qua mang

(4) Trao đổi khí qua phổi

Hướng dẫn giải :

Xem đại diện các hình thức hô hấp

Lời giải chi tiết :

(a)-(4), (b)-(3), (v)-(2), (d)-(4), (e)-(1), (g)-(3), (h)-(1,4), (i)-(2), (k)-(3), (l)-(4), (m)-(4), (n)-(1).

1.86.

Khẳng định nào dưới đây về chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật là đúng và đủ?

A. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng lấy từ tiêu hoá đến các tế bào của cơ thế và vận chuyển chất thải từ tế bào đến thận để thải ra ngoài.

B. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển O2 đến các tế bào của cơ thể và

vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi rồi thải ra ngoài.

C. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

D. Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết tạo ra từ các

tuyến của cơ thể đến các tế bào và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chức năng của hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.

1.87.

Ghép tên động vật với dạng hệ tuần hoàn tương ứng.

Tên động vật

Dạng hệ tuần hoàn

(a) Giun đất, bạch tuộc

(b) Động vật đa bào bậc thấp

(c) Nhện, ốc

(d) Ếch, chim

(1) Hệ tuần hoàn hở

(2) Hệ tuần hoàn đơn

(3) Trao đổi trực tiếp với môi trường

(4) Hệ tuần hoàn kép

Hướng dẫn giải :

Xem lại đại diện các dạng hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

(a)-(2), (b)-(3), (c)-(1), (d)-(4)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21

1.88.

Tìm của những loài động vật nào sau đây có 4 ngăn?

(1) Cá

(2) Ếch

(3) Cá sấu

(4) Rùa

(5) Gà

(6) Mèo

A. (1), (3) và (5)

B. (2), (4) và (6)

C. (4), (5) và (6)

D. (3), (5) và (6)

Hướng dẫn giải :

Từ loài bậc thấp có tim 1 ngăn (như giun đốt), rồi đến 2 ngăn ở lớp cá, 3 ngăn ở lưỡng cư, thường là 3 ngăn có vách hụt ở bò sát (trừ cá sấu 4 ngăn), 4 ngăn ở chim và thú.

Lời giải chi tiết :

D. (3), (5) và (6)

1.89.

khẳng định nào dưới đây về chiều di chuyển của máu trong các buồng tim ở chim và thú là đúng?

A. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phối đồ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phối, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

B. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ trái, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ phải; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

C. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất trái, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất phải; máu từ tâm thất phải lên động mạch phổi, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

D. Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ động mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch chủ, từ tâm thất trái lên động mạch phổi.

Hướng dẫn giải :

Xem lại sơ đồ tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Máu từ tĩnh mạch chủ đổ vào tâm nhĩ phải, từ tĩnh mạch phối đồ vào tâm nhĩ trái; máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái; máu từ tâm thất phải lên động mạch phối, từ tâm thất trái lên động mạch chủ.

1.90.

Ghép tên van tim với vị trí tương ứng.

Tên van tim

Vị trí

(a) Van ba lá

(b) Van hai lá

(c) Van động mạch chủ

(d) Van động mạch phổi

(1) Giữa tâm thất trái và động mạch chủ

(2) Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái

(3) Giữa tâm thất phải và động mạch phổi

(4) Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải

Hướng dẫn giải :

Xem lại lý thuyết hệ thống van tim

Lời giải chi tiết :

(a)-(4), (b)-(2), (c)-(1), (d)-(3).

1.91.

Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm hoạt động trong chu kì của tim người trưởng thành là không đúng?

A. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh với nhịp khoảng 0,8s/lần, xung thần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co.

B. Tâm nhĩ co 0,1s và dãn 0,7s. Kết thúc pha tâm nhĩ co, tâm thất co 0,3s và dãn 0,5s.

C. Tâm thất co là do xung thần kinh từ nút nhĩ thất (nhận xung từ nút xoang nhĩ) truyền qua bó His, các sợi Purkinje và xuống cơ tâm thất.

D. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâm thất lên tâm nhĩ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chu kì tim ở người

Lời giải chi tiết :

Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâm thất lên tâm nhĩ.

Ghép tên van tim với vị trí tương ứng.

Tên van tim

Vị trí

(a) Van ba lá

(b) Van hai lá

(c) Van động mạch chủ

(d) Van động mạch phổi

(1) Giữa tâm thất trái và động mạch chủ

(2) Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái

(3) Giữa tâm thất phải và động mạch phổi

(4) Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22

1.92.

Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là đúng?

A. Độ dày thành mạch lớn nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

B. Tổng điện tích cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch

C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

D. Vận tốc dòng máu thấp nhất ở mao mạch, cao nhất ở tĩnh mạch.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm hệ mạch máu

Lời giải chi tiết :

C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.

1.93.

Khẳng định nào dưới đây về đặc điểm của hệ mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch) là không đúng?

A. Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao nản lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

B. Thành mao mạch chỉ bao gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc) giúp thực hiện quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào.

C. Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

D. Tất cả các tĩnh mạch đều có van tĩnh mạch giúp máu chảy một chiều về tim.

Hướng dẫn giải :

Đặc điểm hệ mạch máu

Lời giải chi tiết :

D. Tất cả các tĩnh mạch đều có van tĩnh mạch giúp máu chảy một chiều về tim.

1.94.

Khẳng định nào dưới đây về cơ chế thần kinh điều hoà hoạt động tim mạch là đúng?

A. Thần kinh đối giao cảm kích thích nút xoang nhĩ tăng cường phát xung làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, gây co một số động mạch, tĩnh mạch.

B. Thần kinh giao cảm làm giảm nhịp tim, giảm lực co tim, gây dãn một số động mạch.

C. Thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng pH máu giảm làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp đến cơ quan.

D. Thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích làm thay đổi vận tốc máu.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết cơ chế điều hòa hoạt động của tim mạch

Lời giải chi tiết :

C. Thụ thể hoá học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) tiếp nhận kích thích hàm lượng O2 trong máu giảm, hàm lượng CO2 trong máu tăng pH máu giảm làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp đến cơ quan.

1.95.

Khẳng định nào dưới đây về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khoẻ là không đúng?

A. Ethanol trong rượu, bia gây kích thích hoạt động thần kinh dẫn đến tăng cường khả năng kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng.

B. Rượu, bia có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày.

C. Phần lớn ethanol trong rượu, bia được phân huỷ ở gan, tuy nhiên, sản phẩm

phân huỷ có thể gây độc tế bào gan và dẫn đến viêm gan, xơ gan.

D. Nồng độ cao ethanol gây ảnh hưởng xấu đến lớp cơ thành mạch máu và cơ tim.

Hướng dẫn giải :

Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.

Lời giải chi tiết :

Ethanol trong rượu, bia gây kích thích hoạt động thần kinh dẫn đến tăng cường khả năng kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể, gây nôn, dễ nổi nóng.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23

1.96.

Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành đo

huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay là đúng?

(1) Ấn nút khởi động đo trên máy đo huyết áp.

(2) Quần túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay người được đo.

(3) Đọc kết quả giá trị huyết áp tối đa, giá trị huyết áp tối thiểu và nhịp tim hiển

thị trên màn hình.

(4) Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bàn.

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (1) → (3) → (4) → (2)

C. (4) → (2) → (1) → (3)

D. (4) → (1) → (2) → (3)

Hướng dẫn giải :

Thực hành đo huyết áp

Lời giải chi tiết :

C. (4) → (2) → (1) → (3)

1.97.

Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch (nhái) là đúng?

(1) Mổ lộ tim ếch, cắt bỏ màng bao tim ếch.

(2) Huỷ tuỷ sống ếch.

(3) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa tâm nhĩ và tâm thất.

(4) Dùng sợi chỉ thắt nút ngăn cách giữa xoang tĩnh mạch với tìm.

A. (1) → (2) → (3) → (4)

B. (2) → (1) → (3) → (4)

C. (2) → (1) → (4) → (3)

D. (1) → (4) → (3) → (2)

Hướng dẫn giải :

Thực hành chứng minh tính tự động của tim trên ếch

Lời giải chi tiết :

C. (2) → (1) → (4) → (3)

1.98.

Bệnh truyền nhiễm ở người chủ yếu do những tác nhân nào gây ra?

A. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật.

B. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hóa chất độc hại.

C. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và rối loạn di truyền.

D. Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.

Hướng dẫn giải :

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Lời giải chi tiết :

Prion, virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật và hóa chất độc hại.

1.99.

Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố:

A. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.

B. số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp.

C. tồn tại trong môi trường tự nhiên, có khả năng gây bệnh và số lượng phải đủ lớn

D. có khả năng gây bệnh trên động vật và số lượng phải đủ lớn.

Hướng dẫn giải :

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

Lời giải chi tiết :

Tác nhân gây bệnh chỉ có thể gây bệnh trên người khi hội đủ các yếu tố: số lượng đủ lớn, có khả năng gây bệnh và con đường xâm nhiễm phù hợp.

1.100.

Các chức năng chính của hệ miễn dịch là

(1) Ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh.

(2) Nhận biết và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

(3) Thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.

(4) Nhận biết và loại bỏ những tế bào bị hư hỏng.

A. (1), (2) và (3).

B.(1), (2) và (4).

C.(1), (3) và (4).

D. (1), (2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết chức năng của hệ miễn dịch

Lời giải chi tiết :

B.(1), (2) và (4).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 24

1.101.

Các thành phần chính của hệ miễn dịch không đặc hiệu

A. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, kháng thể.

B. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào T độc.

C. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.

D. da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào plasma.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ miễn dịch không đặc hiệu

Lời giải chi tiết :

Các thành phần chính của hệ miễn dịch không đặc hiệu là da, niêm mạc, dịch nhày, chất tiết, các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên.

1.102.

Các chức năng của miễn dịch không đặc hiệu là

(1) ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh.

(2) nhận diện, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

(3) nhận biết đặc hiệu, loại bỏ và ghi nhớ tác nhân gây bệnh.

(4) thực bào và phân huỷ các tác nhân gây bệnh.

A.(1), (2) và (3).

B.(1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (4)

D.(1), (2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ miễn dịch không đặc hiệu

Lời giải chi tiết :

B.(1), (2) và (4).

1.103.

Các tế bào chủ yếu tham gia miễn dịch đặc hiệu là

A. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, bạch cầu.

B. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào mast.

C. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào giết tự nhiên.

D. tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào T nhớ.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết hệ miễn dịch đặc hiệu

Lời giải chi tiết :

Các tế bào chủ yếu tham gia miễn dịch đặc hiệu là tế bào T hỗ trợ, tế bào T độc, tế bào B nhớ, tế bào plasma, tế bào T nhớ.

1.104.

Tế bào có chức năng tiết các chất phân huỷ các tế bào nhiễm bệnh là

A. đại thực bào.

B. tế bào T độc.

C. tế bào giết tự nhiên.

D. tế bào T độc và tế bào giết tự nhiên.

Hướng dẫn giải :

Chức năng của các tế bào tham gia hệ thống miễn dịch

Lời giải chi tiết :

Tế bào có chức năng tiết các chất phân huỷ các tế bào nhiễm bệnh là tế bào T độc và tế bào giết tự nhiên.

1.105.

Tế bào sản sinh kháng thể là

A. đại thực bào.

B. tế bào T độc.

C. tế bào plasma.

D.tế bào T hỗ trợ

Hướng dẫn giải :

Chức năng của các tế bào tham gia hệ thống miễn dịch

Lời giải chi tiết :

Tế bào sản sinh kháng thể là tế bào plasma.

1.106.

Tiêm hoặc uống vaccine là

A. đưa kháng nguyên vào cơ thể.

B. đưa chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

C. đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.

D. đưa kháng nguyên và kháng thể vào cơ thể.

Hướng dẫn giải :

Vai trò của vaccine

Lời giải chi tiết :

Tiêm hoặc uống vaccine là đưa kháng nguyên hoặc chất tạo kháng nguyên vào cơ thể.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 25

1.107.

Dị ứng là do cơ thể phản ứng với

A. kháng nguyên.

B. dị nguyên.

C. sự xâm nhiễm của virus.

D. các chất lạ.

Hướng dẫn giải :

Khái niệm dị ứng

Lời giải chi tiết :

Dị ứng là do cơ thể phản ứng với dị nguyên.

1.108.

Các dấu hiệu đặc trưng của dị ứng là

(1) mắn ngứa.

(2) sốc phản vệ.

(3) suy hô hấp.

(4) hạ huyết áp.

(5) nôn mửa.

A.(1), (2), (3) và (4).

B.(1), (2), (4) và (5).

C.(1), (3), (4) và (5).

D:(1), (2), (3) và (5).

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết dị ứng

Lời giải chi tiết :

A.(1), (2), (3) và (4).

1.109.

Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus không tấn công vào tế bào nào sau đây?

A. Tế bào thực bào

B. Tế bào lympho

C. Tế bào T hỗ trợ

D. Tế bào mast

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết HIV/AIDS

Lời giải chi tiết :

Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus không tấn công vào tế bào mast

1.110.

Khi bị ung thư, khối u và tế bào ung thư có thể làm suy giảm hệ miễn dịch theo các phương thức

(1) kích hoạt tế bào giết tự nhiên.

(2) giảm sự lưu thông của máu.

(3) suy giảm các tế bào tủy xương.

(4) gây tổn thương da và niêm mạc.

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Hướng dẫn giải :

Cơ chế gây ung thư

Lời giải chi tiết :

Khi bị ung thư, khối u và tế bào ung thư có thể làm suy giảm hệ miễn dịch theo các phương thức:

(1) kích hoạt tế bào giết tự nhiên.

(2) giảm sự lưu thông của máu.

(3) suy giảm các tế bào tủy xương.

1.111.

Các nguyên nhân gây bệnh tự miễn là

(1) di truyền.

(2) chất độc hại.

(3) căng thẳng.

(4) tập thể dục.

(5) chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

A. (1), (2), (3) và (4).

B.(1), (2), (3) và (5).

C. (1), (3), (4) và (5).

D.(1), (2), (3), (4) và (5).

Hướng dẫn giải :

Bệnh tự miễn là bệnh xảy ra do bộ máy miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên.

Lời giải chi tiết :

Các nguyên nhân gây bệnh tự miễn là:

(1) di truyền.

(2) chất độc hại.

(3) căng thẳng.

(5) chế độ dinh dưỡng không phù hợp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 26

1.112.

Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi

A. tập thể dục thường xuyên

B. uống nhiều nước.

C. uống nhiều rượu bia.

D. ăn nhiều rau xanh.

Hướng dẫn giải :

Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi giữ thói quen sinh hoạt xấu, không lành mạnh

Lời giải chi tiết :

Hệ miễn dịch có thể bị suy giảm khi uống nhiều rượu bia.

1.113.

Khẳng định nào dưới đây về bài tiết ở động vật là đúng:

A. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc qua nước tiểu và qua phân.

B. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc do cơ thể tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

C. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

D. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc thông qua quá trình hô hấp, bài tiết mô hôi và nước tiểu.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bài tiết ở động vật

Lời giải chi tiết :

Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

1.114.

Ở người khoẻ mạnh bình thường, thành phần nào dưới đây không có trong nước tiểu đầu?

A. Hồng cầu

B. Glucose

C. NaCl

D. Amino acid

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết bài tiết ở người

Lời giải chi tiết :

Ở người khoẻ mạnh bình thường, hồng cầu không có trong nước tiểu đầu.

1.115.

Khi ăn mặn thường xuyên, hàm lượng hormone nào dưới đây tăng lên trong máu?

A. Renin

B. Aldosterone

C. ADH

D. Angiotensin II

Hướng dẫn giải :

Ăn mặn nhiều cơ thể sẽ nhiều NaCl.

Lời giải chi tiết :

Khi ăn mặn thường xuyên, hàm lượng hormone ADH tăng lên trong máu.

1.116.

Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hoà cân bằng nội môi là không đúng?

A. Thận điều hoà thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành.

B. Thận điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu.

C. Thận điều hoà pH máu thông qua quá trình thải H+ ra nước tiểu.

D. Thận điều hòa lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết điều hòa cân bằng nội môi.

Lời giải chi tiết :

Thận điều hòa lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 27

1.118.

Khẳng định nào dưới đây về cơ chế điều hoà cân bằng nội môi là đúng?

A. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên não bộ, não bộ sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

B. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

C. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể ở cơ quan bài tiết, từ đó sẽ thay đổi hoạt động bài tiết, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

D. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và thể dịch), trung khu này sẽ điều khiến hoạt động tiêu hoá, bài tiết của cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết điều hòa cân bằng nội môi

Lời giải chi tiết :

B. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

1.119.

Hoàn thành bảng phân biệt dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyên hoá năng lượng ở thực vật và động vật theo gợi ý.

Các quá trình sinh lý

Thực vật

Động vật

Thu nhận các chất từ môi trường

- Nguyên liệu

- Bộ phận thu nhận

Vận chuyển các chất

Biến đổi các chất

Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng

Phân giải các chất và giải phóng năng lượng

Đào thải các chất ra môi trường

- Sản phẩm

- Cơ quan bài tiết

Điều hòa

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật và động vật

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 28

1.120.

So sánh con đường gian bào và tế bào chất trong di chuyển của nước và khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Giải thích tại sao cây có thể hấp thụ chọn lọc một số ion khoáng trong đất.

Hướng dẫn giải :

Các con đường hấp thụ khoáng

Lời giải chi tiết :

image

1.121.

Trong cơ thể thực vật có thể tìm thấy một số nguyên tố khoáng sau đây Bo, Ca, Cu,K, Mg, Mo, N, P.

Hãy tìm hiểu chức năng của chúng và lập bảng đề xếp chúng vào nhóm nguyên tố có chức năng cấu trúc và chức năng điều tiết.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các nguyên tố khoáng

Lời giải chi tiết :

image

1.122.

Mô tả sự điều tiết tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng. Cho biết cách thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết thoát hơi nước

Lời giải chi tiết :

Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng gồm ba giai đoạn: nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng do độ mở của khí khổng điều tiết.

Thực vật sống ở sa mạc ngăn chặn sự mất nước qua thoát hơi nước bằng cách giảm bề mặt thoát hơi nước, lá biến thành gai hoặc tăng độ dày lớp cutin trên bề mặt lá.

1.123.

Khả năng hấp thụ nước ở rễ cây thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không đôi)

trong các trường hợp sau? Giải thích.

(1) Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buổi sáng đến giữa trưa.

(2) Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa.

(3) Cây không được tưới nước nhiều ngày.

Hướng dẫn giải :

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và khoáng của cây

Lời giải chi tiết :

(1) Nhiệt độ không khí tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa làm tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đâu trên cho sự hấp thụ nước ở rễ cây nên làm tốc độ hấp thụ nước của rễ tăng lên.

(2) Cường độ ánh sáng tăng trong thời gian từ buồi sáng đến giữa trưa làm tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ nước ở rễ cây.

(3) Cây không được tưới nước nhiều ngày dẫn tới hàm lượng nước trong đất giảm thập, làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ, thậm chí rễ cây không hút được nước khi đất quá khô.

1.124.

(1) Không tưới nước trong thời gian dài.

(2) Tưới phân đậm đặc.

Hướng dẫn giải :

Cây cà chua có hiện tượng ngọn và lá cây bị héo

Lời giải chi tiết :

(1) Khi không tưới nước trong thời gian dài, hàm lượng nước trong đất giảm thấp, dẫn tới cây không hút được nước → cây bị thiếu nước và mất sức trương (bị héo).

(2) Khi tưới phân đậm đặc, hàm lượng chất tan trong đt tăng cao dẫn tới thế nước giảm, cây không hút được nước nên bị thiếu nước và mắt sức trương (bị héo).

1.125.

Giải thích tại sao trong sản xuất thường bổ sung phân bón vi sinh hoặc các chế phẩm vi sinh cho cây trồng.

Hướng dẫn giải :

Vai trò của phân và chế phẩm vi sinh

Lời giải chi tiết :

Phân bón vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh giúp bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất hoặc thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi vùng rễ, giúp cải tạo đất, khoáng hóa chất hữu cơ thành chất khoáng dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ được.

1.126.

Phân tích những điểm giống nhau (nguyên liệu, cơ chế) và khác nhau (nơi và thời điểm xảy ra, cơ chế) trong chu trình cố định CO2 của thực vật C3, C4 và CAM.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quang hợp ở thực vật

Lời giải chi tiết :

- Giống nhau:

  • Đều sử dụng ATP và NADPH của pha sáng
  • Đều cố định CO2 theo chu trình canvin

- Khác nhau:

image

1.127.

Nêu các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và CAM với điều kiện môi trường bất lợi.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quang hợp ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Các đặc điểm thích nghi của thực vật C4 và thực vật CAM với điều kiện môi trường bất lợi:

- Hạn chế thoát hơi nước qua lá bằng cách đóng một phần khí khổng (thực vật C4) hoặc đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm (thực vật CAM).

- Cố định CO2 theo hai giai đoạn với sự tham gia của hai loại tế bào khác nhau (thực vật C4) hoặc hai thời điểm khác nhau (thực vật CAM). Ở giai đoạn thứ nhất, CO2 được cố định bởi hợp chất phosphoenolpyruvate và hình thành hợp chất 4 carbon (oxaloacetate), sau đó oxaloacetate được chuyển hoá thành malate. Ở giai đoạn thứ hai, malate được chuyển hóa thành pyruvate đồng thời giải phóng CO2, CO2 được cố định và chuyển hoá thành hợp chất hữu cơ theo chu trình Calvin.

1.128.

Nêu một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quang hợp.

Hướng dẫn giải :

Các biện pháp tăng năng suất quang hợp

Lời giải chi tiết :

Một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quang hợp:

- Cải tạo tiềm năng của giống: tạo giống có cường độ quang hợp cao.

- Tưới nước và bón phân hợp lí, loại bỏ cỏ dại và sâu bệnh.

- Chọn cây thích hợp với mùa vụ, trồng cây khoa học để tận dụng tốt nguồn sáng.

- Chiếu sáng bổ sung khi cần thiết nhằm tăng hiệu quả quang hợp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 29

1.129.

Giải thích vì sao khi xây dựng các “ngân hàng hạt giống” người ta thường chọn xây dựng ở những nơi có khí hậu lạnh.

Hướng dẫn giải :

Khí hậu lạnh giúp hạn chế hô hấp

Lời giải chi tiết :

Xây dựng “ngân hàng hạt giống” ở những nơi có khí hậu lạnh nhằm tận dụng nhiệt độ thấp để ức chế quá trình hô hấp tế bào. Nhờ đó, hạt ít bị thay đổi nên bảo quản được lâu hơn.

1.130.

Giải thích tại sao phải ngâm hạt vào nước trước khi gieo nhưng khi ngâm quá lâu trong nước thì hạt lại bị thối.

Hướng dẫn giải :

Ngâm trong nước hạt không có oxy

Lời giải chi tiết :

- Ngâm hạt giống vào trong nước nhằm tăng cường lượng nước trong tế bào, kích thích các phản ứng thuỷ phân biến đổi các hợp chất phức tạp (tinh bột, protein, lipid,...) thành những chất hữu cơ đơn giản (glucose, amino acid, acid béo,...). Ngoài ra, tăng cường lượng nước trong tế bào cũng giúp các enzyme hoạt động, xúc tác các phản ứng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào, đặc biệt là hô hấp tế bào. Nhờ đó, hạt có đủ vật chất và năng lượng để kích thích sự nảy mầm của hạt.

- Tuy nhiên, khi ngâm nước quá lâu sẽ làm giảm lượng O2 trong tế bào, thực vật sẽ chuyển từ hô hấp sang lên men. Quá trình lên men sẽ tích lũy lactic acid hoặc ethanol trong tế bào thực vật, khi các chất này tích lũy nhiều sẽ làm cho tế bào bị chết và hạt bị thối.

1.131.

Trình bày cơ sở khoa học của việc phơi khô và giữ trong túi hút chân không khi bảo quản nông sản.

Hướng dẫn giải :

Cơ sở của các biện pháp bảo quản nông sản

Lời giải chi tiết :

Cơ sở khoa học của việc phơi khô và giữ trong túi hút chân khôngkhi bảo quản nông sản:

- Tác dụng của phơi khô: Việc phơi khô làm giảm lượng nước trong các tế bào, do đó sẽ ức chế các quá trình hô hấp tế bào nên chất lượng của nông sản ít thay đổi.

- Tác dụng của việc hút chân không: Việc hút chân không làm giảm lượng O2 trong môi trường, không có O2 thì thực vật không thể hô hấp được, do đó sẽ không có năng lượng thực hiện các phản ứng trao đổi chất khác nên chất lượng của nông sản ít thay đổi.

Vì vậy, kết hợp hai biện pháp bảo quản nêu trên thì chất lượng nông sản ít bị biến đổi.

1.132.

Vừa tiêu hoá nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào ở thuỷ tức có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải :

Hình thức tiêu hóa ở thủy tức

Lời giải chi tiết :

iêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá (túi tiêu hoá chỉ có một đường để thức ăn vào, chất thải đi ra không có cơ quan tiêu hoá chuyên biệt. Do đó, thuỷ tức không thể lưu trữ thức ăn lâu trong túi tiêu hoá và tiêu hoá dần mà thức ăn cần được tiêu hoá hết, đào thải hết chất thải thì mới tiếp tục quá trình lấy thức ăn tiếp được. Bởi vậy, vừa tiêu hoá nội bào, vừa tiêu hoá ngoại bào sẽ giúp thuỷ tức nâng cao hiệu quả tiêu hoá: tiêu hoá ngoại bào ở thuỷ tức sẽ giúp thuỷ tức tiêu hoá được thức ăn tương đối lớn, đồng thời, chúng phải tận dụng tiêu hoá nội bào để tiêu hóa nhanh thức ăn.

1.133.

Một nam học sinh 17 tuổi khoẻ mạnh, thời gian gần đây bạn ấy thực hiện chế độ ăn như sau: năng lượng khoảng 2.000 kcal, protein: 150 g, lipid: 50 g, carbohydrate- 200 g. Em có nhận xét gì về chế độ ăn của học sinh đó? Học sinh đó cân thay đổi chế độ ăn như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào chế độ ăn uống chuyên gia khuyên dùng

Lời giải chi tiết :

- Nhận xét về chế độ ăn của học sinh trên:Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, chế độ ăn của học sinh trên có năng lượng thấp hơn so với nhu cầu, thừa protein, thiếu lipid và carbohydrate→Chế độ dinh dưỡng như vậy là không cân bằng.

image

- Học sinh đó cần thay đổi chế độ ăn bằng cách giảm protein; tăng lipid, carbohydrate và năng lượng; bổ sung thêm đủ nước, rau và trái cây.

1.134.

Ở người, nồng độ CO2 trong máu thay đổi như thế nào (tăng, giảm, không

đổi) trong các trường hợp sau? Giải thích.

(1) Khi tập thể dục mạnh.

(2) Khi bị sốt cao.

(3) Khi lặn (không sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp).

Hướng dẫn giải :

Dựa vào cường độ hô hấp của các trường hợp

Lời giải chi tiết :

(1) Ở trường hợp này, nồng độ CO2 trong máu tăng. Giải thích: Tập thể dục cường độ cao sẽ kích thích tăng cường quá trình hô hấp tế bào dẫn đến sinh ra nhiều CO2 khuếch tán vào máu, làm tăng nồng độ CO2 trong máu.

(2) Ở trường hợp này, nồng độ CO2 trong máu tăng. Giải thích: Khi sốt cao (thân nhiệt tăng), quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nên thải ra nhiều khí CO2 khuếch tán vào máu, làm tăng nồng độ CO2 trong máu.

(3) Ở trường hợp này, nồng độ CO2 trong máu tăng. Giải thích: Khi lặn không sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp, không thở ra, CO2 được sinh ra không được thải ra ngoài, nhiều CO2 khuếch tán vào máu làm tăng nồng độ CO2 trong máu.

1.135.

Ở người hút thuốc lá bị mắc bệnh khí phế thũng (những vách ngăn giữa các phế nang bị phá huỷ). Nồng độ O2 trong máu ở những người này thay đổi (tăng, giảm, không đổi) như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Bệnh phế thũng là bệnh vách ngăn giữa các phế nang bị phá hủy

Lời giải chi tiết :

- Ở người hút thuốc lá bị mắc bệnh khí phế thũng, nồng độ O2 trong máu giảm.

- Giải thích: Do những vách ngăn giữa các phế nang bị phá huỷ nên diện tích bề mặt trao đổi khí ở những người này giảm, vì vậy, lượng O2 từ phổi đến máu giảm. Đồng thời, khi thở ra, các phế nang bị tổn thương không hoạt động bình thường nên không khí cũ bị ứ đọng lại, giảm lượng khí giàu O2 đi vào, dẫn đến nồng độ O2 trong máu giảm.

1.136.

Tại sao độ ẩm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp?

Hướng dẫn giải :

Độ ẩm không khí cao thích hợp cho VSV gây bệnh sinh sôi

Lời giải chi tiết :

Độ ẩm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp vì: Độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh(virus, vi khuẩn, nấm mốc,...) trong không khí phát triển, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp.

1.137.

Vì sao từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiền hoá?

Hướng dẫn giải :

Hệ tuần hoàn kín có ưu điểm hơn hệ tuần hoàn hở

Lời giải chi tiết :

Hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín là một xu hướng tiến hoá vì: Hệ tuần hoàn kín có nhiều ưu điểm so với hệ tuần hoàn hở. Cụ thể: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín với áp lực cao hơn, vận tốc lớn hơn hệ tuần hoàn hở nên máu có thể đi xa, đến các cơ quan nhanh. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, do đó hệ tuần hoàn kín giúp sinh vật tiến hoá theo hướng có kích thước cơ thể lớn hơn và mức độ hoạt động cao hơn.

1.138.

Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của cá (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn.

Hướng dẫn giải :

Dựa theo sơ đồ hệ tuần hoàn đơn

Lời giải chi tiết :

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở cá: Máu từ tim (từ tâm nhĩ xuống tâm thất) theo động mạch mang đến mang, tại mang máu thực hiện quá trình trao đổi khí, chuyển từ máu nghèo O2 thành máu giàu O2 và theo động mạch lưng đến cung cấp O2 cho các cơ quan trong cơ thể (thông qua các mao mạch ở cơ quan); máu nghèo O2 từ cơ quan theo tĩnh mạch chủ quay trở lại tâm nhĩ của tim.

- Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có một vòng tuần hoàn.

1.139.

Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của thú (xuất phát từ tim) và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần hoàn kép.

Hướng dẫn giải :

Dựa theo sơ đồ hệ tuần hoàn kép

Lời giải chi tiết :

- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở thú gồm có hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Ở vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải, theo động mạch phổi lên phổi, tại phổi máu thực hiện quá trình trao đổi khí chuyển thành máu giàu O2 rồi quay trở lại tâm nhĩ trái của tim qua tĩnh mạch phổi. Ở vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất rồi vào động mạch chủ đến cung cấp O2 cho các cơ quan trong cơ thể (thông qua các mao mạch ở cơ quan); máu nghèo O2 từ cơ quan theo tĩnh mạch chủ quay trở lại tâm nhĩ phải của tim.

- Hệ tuần hoàn của thú gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn.

1.140.

Phân tích đặc điểm cấu tạo của tim phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Hướng dẫn giải :

Quan sát cấu trúc của tim

Lời giải chi tiết :

Chức năng của tim là co dãn theo chu kì giúp bơm máu vào động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim, nhờ đó máu được tuần hoàn khắp cơ thể. Các đặc điểm cấu tạo tim phù hợp với chức năng:

- Tim có hệ dẫn truyền tim tạo tính tự động trong hoạt động co dãn theo chu kì của tim.

- Độ dày thành cơ tim phù hợp với chức năng bơm máu của mỗi buồng tim. Thành cơ tim tâm thất dày hơn tâm nhĩ, thành cơ tim bên trái dày hơn bên phải. Điều này có ý nghĩa: Khi mỗi buồng tim co sẽ tạo áp lực để bơm máu đi với quãng đường phù hợp với chức năng của mỗi buồng tim. Ví dụ: Thành cơ tim tâm nhĩ mỏng phù hợp với lực co đủ để bơm máu xuống tâm thất. Thành cơ tim tâm thất trái dày hơn tâm thất phải phù hợp với việc tạo áp lực lớn để bơm máu đi khắp cơ thể trong vòng tuần hoàn hệ thống.

- Tim có các van tim, giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và lên động mạch.

- Tim được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và thể dịch, giúp thay đổi hoạt động phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

1.141.

Trình bày hoạt động của hệ dẫn truyền tim và quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở một chu kì hoạt động của tim động vật có vú.

Hướng dẫn giải :

Quan sát cấu trúc của tim

Lời giải chi tiết :

- Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Hệ dẫn truyền tim gồm: nút nút nhĩ thất, bó His và các sợi Purkinje. Nút xoang nhĩ phát xung thần kinh. Xungthần kinh từ nút xoang nhĩ truyền xuống tâm nhĩ làm tâm nhĩ co và đồng thời truyền xuống nút nhĩ thất. Xung thần kinh từ nút nhĩ thất truyền qua bó His và các sợi Purkinje xuống cơ tâm thất làm tâm thất co.

- Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở một chu kì hoạt động của tim động vật có vú: Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; khi tâm thất co, máu từ tâm thất lên động mạch, máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ; pha dãn chung: máu từ tĩnh mạch về tâm nhĩ, từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

1.142.

Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế điều hoà tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh.

Hướng dẫn giải :

Cơ chế điều hòa hoạt động của tim mạch

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ giải thích cơ chế điều hoà tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh:

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 30

1.143.

Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau:

Điểm phân biệt

Bệnh không truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa

Nguyên nhân

Khả năng phát triển thành dịch

Ví dụ

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm

Lời giải chi tiết :

image

1.144.

Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu bằng cách điền “có” hoặc “không” vào bảng sau:

Điểm phân biệt

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Động vật không xương sống

Ngay từ khi sinh ra

Có sự tham gia của các tế bào lympho

Nhận biết đặc hiệu kháng nguyên

Hình thành kháng thể

Hình thành trí nhớ miễn dịch

Hướng dẫn giải :

Dựa vào lý thuyết các loại miễn dịch

Lời giải chi tiết :

image

1.145.

Hãy phân tích vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.

Hướng dẫn giải :

Vaccine đưa kháng nguyên vào cơ thể

Lời giải chi tiết :

Vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine: Khi tiêm vaccine nghĩa là đưa kháng nguyên hoặc chất tạo ra kháng nguyên vào cơ thể người. Kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên đồng thời ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau. Do đó, cơ thể ít bị bệnh.

1.146.

Tại sao khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết HIV/AIDS

Lời giải chi tiết :

Khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội vì: HIV xâm nhập và ký sinh trên các tế bào của hệ miễn dịch, ví dụ như các tế bào thực bào, tế bào lympho, đặc biệt là lympho T. Khi lượng tế bào lympho T và các tế bào thực bào giảm thì khả năng nhận diện và tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cũng giảm. Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ mắc thêm các bệnh do các tác nhân khác gây ra – các bệnh đó chính là bệnh cơ hội.

1.147.

Vì sao nói bài tiết có chức năng điều hoà cân bằng nội môi? Kể tên các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.

Hướng dẫn giải :

Vai trò của hệ bài tiết

Lời giải chi tiết :

- Bài tiết có chức năng điều hoà cân bằng nội môi vì: Bài tiết giúp thải các chất độc cho cơ thể, từ đó duy trì cân bằng nội môi. Ngoài ra, quá trình bài tiết còn tham gia điều hoà trực tiếp một số chỉ số nội môi như: pH máu, áp suất thẩm thấu máu, thể tích máu, huyết áp.

- Các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật gồm: da (thải mồ hôi), gan (thải sản phẩm phân giải hồng cầu), thận (thải nước tiểu), phổi (thải CO2).

1.148.

Trình bày quá trình hình thành nước tiểu ở thận.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết quá trình hình thành nước tiểu

Lời giải chi tiết :

Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. Quá trình này gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận.

- Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman tạo ra nước tiểu đầu. Thành phần của nước tiểu đầu tương tự thành phần của máu nhưng không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 – 80 Å (như protein). Trung bình mỗi ngày mỗi người trưởng thành có khoảng 170 – 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, tại ống thận quá trình tái hấp thụ các chất cần thiết từ nước tiểu đầu vào máu và bài tiết thêm các chất thải từ máu tạo nước tiểu chính thức. Thành phần của nước tiểu chính thức là nước và hàm lượng cao chất thừa, chất thải, chất độc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được tạo ra.

1.149.

Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu.

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ thể hiện cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu:

image

1.150.

Trình bày nguyên nhân, hậu quả của một bệnh liên quan đến mắt cân bằng nội môi.

Hướng dẫn giải :

Có thể trình bày về bệnh: đái tháo đường, cao huyết áp, mất nước do nônhoặc tiêu chảy,...

Lời giải chi tiết :

Bệnh liên quan đến mất cân bằng nội môi: Bệnh tiểu đường.

+ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: Do rối loạn chuyển hóa đường trong máu do một trong những nguyên nhân sau: Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1); tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2); do mang thai (tiểu đường thai kì).

+ Hậu quả của bệnh tiểu đường: Biến chứng tiểu đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi hệ thống mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim,… làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK