Trang chủ Lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật Câu hỏi trang 30 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau...

Câu hỏi trang 30 SBT Sinh lớp 11 - Cánh diều: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau...

Dựa vào lý thuyết bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 30 - Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 1 trang 4 - 5 - 6 - SBT Sinh lớp 11 Cánh diều.

1.143.

Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm theo bảng sau:

Điểm phân biệt

Bệnh không truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Định nghĩa

Nguyên nhân

Khả năng phát triển thành dịch

Ví dụ

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm

Lời giải chi tiết:

image

1.144.

Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu bằng cách điền “có” hoặc “không” vào bảng sau:

Điểm phân biệt

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu

Động vật không xương sống

Ngay từ khi sinh ra

Có sự tham gia của các tế bào lympho

Nhận biết đặc hiệu kháng nguyên

Hình thành kháng thể

Hình thành trí nhớ miễn dịch

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết các loại miễn dịch

Lời giải chi tiết:

image

1.145.

Hãy phân tích vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.

Phương pháp giải :

Vaccine đưa kháng nguyên vào cơ thể

Lời giải chi tiết:

Vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine: Khi tiêm vaccine nghĩa là đưa kháng nguyên hoặc chất tạo ra kháng nguyên vào cơ thể người. Kháng nguyên sẽ kích thích hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên đồng thời ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau. Do đó, cơ thể ít bị bệnh.

1.146.

Tại sao khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội?

Phương pháp giải :

Lý thuyết HIV/AIDS

Lời giải chi tiết:

Khi nhiễm HIV thì cơ thể người dễ bị mắc các bệnh cơ hội vì: HIV xâm nhập và ký sinh trên các tế bào của hệ miễn dịch, ví dụ như các tế bào thực bào, tế bào lympho, đặc biệt là lympho T. Khi lượng tế bào lympho T và các tế bào thực bào giảm thì khả năng nhận diện và tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cũng giảm. Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ mắc thêm các bệnh do các tác nhân khác gây ra – các bệnh đó chính là bệnh cơ hội.

1.147.

Vì sao nói bài tiết có chức năng điều hoà cân bằng nội môi? Kể tên các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.

Phương pháp giải :

Vai trò của hệ bài tiết

Lời giải chi tiết:

- Bài tiết có chức năng điều hoà cân bằng nội môi vì: Bài tiết giúp thải các chất độc cho cơ thể, từ đó duy trì cân bằng nội môi. Ngoài ra, quá trình bài tiết còn tham gia điều hoà trực tiếp một số chỉ số nội môi như: pH máu, áp suất thẩm thấu máu, thể tích máu, huyết áp.

- Các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật gồm: da (thải mồ hôi), gan (thải sản phẩm phân giải hồng cầu), thận (thải nước tiểu), phổi (thải CO2).

1.148.

Trình bày quá trình hình thành nước tiểu ở thận.

Phương pháp giải :

Lý thuyết quá trình hình thành nước tiểu

Lời giải chi tiết:

Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở các nephron thận. Quá trình này gồm các giai đoạn: lọc ở cầu thận, tái hấp thụ và tiết ở ống thận.

- Quá trình lọc ở cầu thận là quá trình nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc của mao mạch cầu thận ra khoang Bowman tạo ra nước tiểu đầu. Thành phần của nước tiểu đầu tương tự thành phần của máu nhưng không có tế bào máu và các chất có kích thước phân tử lớn hơn 70 – 80 Å (như protein). Trung bình mỗi ngày mỗi người trưởng thành có khoảng 170 – 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra.

- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, tại ống thận quá trình tái hấp thụ các chất cần thiết từ nước tiểu đầu vào máu và bài tiết thêm các chất thải từ máu tạo nước tiểu chính thức. Thành phần của nước tiểu chính thức là nước và hàm lượng cao chất thừa, chất thải, chất độc. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 – 2 lít nước tiểu chính thức được tạo ra.

1.149.

Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu

Phương pháp giải :

Lý thuyết cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu.

Lời giải chi tiết:

Sơ đồ thể hiện cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu:

image

1.150.

Trình bày nguyên nhân, hậu quả của một bệnh liên quan đến mắt cân bằng nội môi.

Phương pháp giải :

Có thể trình bày về bệnh: đái tháo đường, cao huyết áp, mất nước do nônhoặc tiêu chảy,...

Lời giải chi tiết:

Bệnh liên quan đến mất cân bằng nội môi: Bệnh tiểu đường.

+ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: Do rối loạn chuyển hóa đường trong máu do một trong những nguyên nhân sau: Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1); tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2); do mang thai (tiểu đường thai kì).

+ Hậu quả của bệnh tiểu đường: Biến chứng tiểu đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi hệ thống mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim,… làm tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK