Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Tuần 23. Hương sắc trăm miền Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 51 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự...

Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 51 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự...

Em tiến hành chuẩn bị theo yêu cầu. Gợi ý giải Câu 1, 2, 3 - Bài 10: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức - Tuần 23. Hương sắc trăm miền. Chọn một trong những đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm...

Chọn một trong những đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.

Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.

image

Câu 1

Chuẩn bị.

– Lựa chọn sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc.

– Ghi chép lại những chi tiết nổi bật của sự việc, ghi ngắn gọn tình cảm, cảm xúc của em về những chi tiết đó.

Hướng dẫn giải :

Em tiến hành chuẩn bị theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết :

- Lựa chọn sự việc: Hội vật ở Đan Phượng, Hà Nội.

- Ghi ghép những chi tiết nổi bật:

+ Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả.

+ Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động.

+ Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ.

+ Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai.

+ Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng.

+ Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật.

- Tình cảm, cảm xúc của em: Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng.


Câu 2

Tìm ý.

G:

Mở đầu: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự việc đó diễn ra khi nào? Ở đâu?

Triển khai: Em có tình cảm, cảm xúc gì về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,…)

Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc, khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.

Hướng dẫn giải :

Em tiến hành tìm ý dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết :

- Mở đầu: Trong dịp Tết vừa qua, em được bố mẹ đưa đi chơi các lễ hội ở vùng ngoại thành. Em rất ấn tượng với hội vật ở Đan Phượng. Hội diễn ra từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để mừng Đảng, mừng Xuân và hun đúc tinh thần thượng võ của nhân dân.

- Triển khai:

+ Không khí hội vật rất tưng bừng và náo nhiệt.

+ Một trận đấu vật bao gồm hai người tham gia. Hai đô vật khỏe mạnh, lực lưỡng bước vào sân cúi chào khán giả.

+ Khi trọng tài tít còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu, hai đô vật đôi tay chắc khỏe ra múa khỏi động.

+ Đôi chân không ngừng giậm nhảy để tìm cách tiến lại gần đối thủ.

+ Một hồi, đô vật thắt khăn xanh một tay giữ được chân đô vật thắt khăn đỏ, một tay giữ bờ vai.

+ Khán giả đánh trống, vẫy cờ và hò reo không ngừng cổ vũ trận vật làm không khí càng náo nhiệt.

+ Thân hình hai đô vật dũng mãnh, gương mặt nhễ nhại dưới ánh nắng.

+ Thoắt cái, một đô vật đã vật được đối thủ ngã xuống đất.

+ Khán giả vỗ tay, hò hét để chúc mừng chiến thắng này.

+ Hai đô vật đưa cánh tay vạm vỡ lau vội mồ hôi trên khuôn mặt rồi giơ tay chào kết thúc trận vật.

- Kết thúc: Hội vật thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong dịp đầu năm của người dân Đan Phượng.


Câu 3

Góp ý và chỉnh sửa.

– Các ý có được sắp xếp hợp lý và phù hợp với bố cục của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc không?

– Có thể hiện được tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật của sự việc không?

Hướng dẫn giải :

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.

Lời giải chi tiết :

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK