Trang chủ Lớp 11 SGK Công nghệ 11 - Cánh diều Chủ đề 3. Các phương pháp gia công cơ khí Bài 8. Phương pháp gia công cắt gọt trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 Công nghệ 11 Cánh diều: Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện...

Bài 8. Phương pháp gia công cắt gọt trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 Công nghệ 11 Cánh diều: Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện...

Phân tích và giải bài 8. Phương pháp gia công cắt gọt trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 SGK Công nghệ 11 Cánh diều. Hãy cho biết vị trí của quá trình cắt gọt trong quy trình chế tạo cơ khí...Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện

Câu hỏi:

Mở đầu

Hãy cho biết vị trí của quá trình cắt gọt trong quy trình chế tạo cơ khí.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục II Bài 2 trang 10 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình cắt gọt là bước 2 Gia công các chi tiết trong quy trình chế tạo cơ khí.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 - Câu số 1

Quan sát hình 8.1, cho biết các chuyển động của dụng cụ cắt và phôi trong phương pháp tiện.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, còn dao chuyển động tịnh tiến


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 - Câu số 2

Kể tên những thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục I.1 trang 35 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Thiết bị và dụng cụ cắt thường được sử dụng trong phương pháp tiện là máy tiện và dao tiện.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 35 - Câu số 3

Nêu những ưu, nhược điểm của phương pháp tiện.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục I.1 trang 35 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

-Ưu điểm: thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao.

-Nhược điểm: quá trình mòn của dụng cụ nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 36 - Câu số 1

Kể tên một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện. Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này là gì?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.4 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

-Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...

-Đặc điểm chung của các dạng bề mặt này đều là bề mặt định hình tròn xoay.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 36 - Câu số 2

Quan sát hình 8.5 và chỉ ra một số bề mặt thường gia công bằng phương pháp tiện.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.5 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Bề mặt trục vít, bề mặt trục bậc, bề mặt bạc lót,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 37 - Câu số 1

Phương pháp phay là gì? Để thực hiện cắt gọt thì dụng cụ cắt và phôi chuyển động như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu kiến thức mục II.1 trang 37 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của khối (hình 86). Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 37 - Câu số 2

Nêu những ưu, nhược điểm cơ bản của phương pháp phay

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu kiến thức mục II.1 trang 37 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 38 - Câu số 1

Hãy kể tên một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay ở hình 8.9.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.9 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 38 - Câu số 2

Vì sao các bề mặt có thể tạo hình bằng phương pháp phay đa dạng hơn so với phương pháp tiện?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục II.2 trang 38 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Nhờ vào sự đa dạng của dụng cụ gia công và chuyển động tạo hình mà phương pháp phay có thể gia công được nhiều hình dạng bề m


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 38 - Câu số 3

Quan sát hình 8.10 và chỉ ra một số bề mặt có thể được gia công bằng phương pháp phay.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.10 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Một số bề mặt có thể được gia công bằng phương pháp phay: Bề mặt chấu kẹp, bề mặt khớp nối, bề mặt trục then hoa,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 39 - Câu số 1

Phương pháp khoan là gì?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 39 - Câu số 2

Kế tên thiết bị và dụng cụ cắt thường dùng trong phương pháp khoan.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Dao tiện, dao phay, dao bào


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 39 - Câu số 3

Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp khoan.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 39 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 - Câu số 1

Quan sát hình 8.14 và cho biết phương pháp khoan có thể gia công những loại lỗ như thế nào.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.14 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a) Khoan lỗ thông suốt

b) Khoan lỗ không thông suốt


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 - Câu số 2

Quan sát hình 8.15 và chỉ ra một số lỗ có thể được gia công bằng phương pháp khoan.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 8.15 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

a) Mặt bích

b) Đĩa phanh xe máy

c) Vỏ máy


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 - Câu số 3

So sánh các phương pháp gia công tiện, phay và khoan.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

*Phương pháp tiện

- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của phối với chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt

- Có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao. Tuy nhiên, phương pháp tiện cũng có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,....

- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy tiện và dao tiện.

- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặ đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...

*Phương pháp phay

- Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của phối. Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.

- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.

- Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao (hỉnh 8.8) nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....

- Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...

*Phương pháp khoan

- Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thường được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (1) với chuyển động tịnh tiến (II). Thông thường, cả hai chuyển động đều là chuyển động của mũi khoan còn phôi sẽ đứng yên.

- Các lỗ khoan có chất lượng bề mặt gia công thấp nên phương pháp khoan thưởng sử dụng để gia công các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật không cao hoặc sử dụng để gia công phá. Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế.

- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy khoan, máy tiện, máy phay.... với dụng cụ cắt là các mũi khoan.

- Khoan thường được sử dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40 - Câu số 4

Tìm hiểu một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp phay, tiện, khoan trong sản xuất.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Một số sản phẩm cơ khí có sử dụng phương pháp tiện, phay, khoan trong sản xuất như:

-Trục vít, bạc lót,...

-Chấu kẹp, trục then hoa,...

-Đĩa phanh xe máy,...

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK