Trang chủ Lớp 11 SGK Công nghệ 11 - Cánh diều Chủ đề 3. Các phương pháp gia công cơ khí Bài 7. Phương pháp gia công không phoi trang 31, 32, 33, 34 Công nghệ 11 Cánh diều: Ưu điểm nổi bật của gia công không phoi là gì?...

Bài 7. Phương pháp gia công không phoi trang 31, 32, 33, 34 Công nghệ 11 Cánh diều: Ưu điểm nổi bật của gia công không phoi là gì?...

Hướng dẫn giải bài 7. Phương pháp gia công không phoi trang 31, 32, 33, 34 SGK Công nghệ 11 Cánh diều. Ưu điểm nổi bật của gia công không phoi là gì?...

Câu hỏi:

Mở đầu

Ưu điểm nổi bật của gia công không phoi là gì?

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

- Sử dụng được tất cả các kim loại, hợp kim khác nhau với khối lượng từ rất nhỏ đến rất lớn.

- Sản phẩm có cơ tính cao

- Giảm lượng phế liệu và tiêu hao năng lượng vì không cần cắt, mài, khoan, tiện phoi nguyên liệu.

- Có thể gia công được nhiều loại vật liệu khác nhau, kể cả những vật liệu cứng, dẻo hoặc mỏng.

- Có thể tạo ra các hình dạng phức tạp, đường cong hoặc lỗ nhỏ mà không làm biến dạng vật liệu.

- Không gây ra bụi bẩn hoặc tia lửa, bảo vệ môi trường và an toàn cho người lao động.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 - Câu số 1

Phương pháp đúc là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp đúc.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục I.1 trang 31 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu đầu vào đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn dúc và kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế.

Phương pháp đúc thường sử dụng để gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 - Câu số 2

Quan sát hình 7.2 và cho biết quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp đúc trong khuôn cắt.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp đúc trong khuôn cát gồm các bước theo thứ tự: Làm mẫu; làm khuôn cát; rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn; tách khuôn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 - Câu số 3

Quan sát hình 7.3 và cho biết quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp đúc trong khuôn kim loại.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp đúc trong khuôn kim loại gồm: Chuẩn bị khuôn; rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn; tách khuôn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 32 - Câu số 4

Phương pháp rèn là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp rèn.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục II.2 trang 33 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Lời giải chi tiết :

-Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi để làm biến dạng phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn.

-Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp rèn là : có yêu cầu về cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt, ...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 33 - Câu số 1

Quan sát hình 7.5 và cho biết quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn tự do.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn tự do: Phôi; nung nóng phôi; tác động ngoại lực.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 33 - Câu số 2

Quan sát hình 7.6 và cho biết quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn khuôn.

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn khuôn: Phôi; nung nón phôi; cho phôi vào khuôn; tác động ngoại lực; tách khuôn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 - Câu số 1

Phương pháp hàn là gì? Nêu đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp hàn.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục III.1 trang 33 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

-Hàn là phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau.

-Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp hàn: có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 - Câu số 2

Vì sao gọi là hàn hồ quang, hàn hơi?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức mục III.2 trang 34 SGK để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Hàn hồ quang là phương pháp gia công sử dụng nhiệt của ngọn lửa hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại tại vị trí hàn để tạo thành mối hàn. Ưu điểm của phương pháp là phủ hợp với hầu hết các kim loại, thiết bị đơn giản và cơ động.

Hàn hơi là phương pháp gia công sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí như C,H,, CH,, H,.... với O, để làm nóng chảy vật liệu tại vị trí hàn tạo thành mối hàn. Ưu điểm của phương pháp là có thể gia công được các sản phẩm mỏng và nhiệt độ nóng chảy thấp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 - Câu số 3

Trong sản xuất cơ khí, phương pháp gia công không phoi thường được sử dụng khi nào?

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Phương pháp gia công không phoi thường được sử dụng khi sản phẩm yêu cầu độ chính xác và tinh xảo cao. Các phương pháp này được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp và kích thước lớn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 - Câu số 4

So sánh phương pháp đúc trong khuôn cát với đục trong khuôn kim loại; phương pháp rèn tự do với rèn khuôn; phương pháp hàn hồ quang với hàn hơi.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

*Phương pháp đúc trong khuôn cát và đúc trong khuôn kim loại

-Phương pháp đúc trong khuôn cát sử dụng khuôn cát để tạo hình cho kim loại nóng chảy, trong khi phương pháp đúc trong khuôn kim loại sử dụng khuôn kim loại để tạo hình cho kim loại nóng chảy

-Phương pháp đúc trong khuôn cát có chi phí thấp hơn, linh hoạt hơn và có thể đúc được các chi tiết có hình dạng phức tạp hơn so với phương pháp đúc trong khuôn kim loại.

- Phương pháp đúc trong khuôn kim loại có độ chính xác cao hơn, độ bền cao hơn và có thể đúc được các chi tiết có kích thước nhỏ hơn so với phương pháp đúc trong khuôn cát.

- Phương pháp đúc trong khuôn cát có thể gây ô nhiễm môi trường do sử dụng cát và các chất liên kết, trong khi phương pháp đúc trong khuôn kim loại có thể gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều năng lượng để gia nhiệt và làm mát khuôn.

*Phương pháp rèn tự do và rèn khuôn:

-Phương pháp rèn tự do sử dụng búa hoặc máy búa để tác động lên kim loại nóng, trong khi phương pháp rèn khuôn sử dụng khuôn để tạo hình cho kim loại nóng.

- Phương pháp rèn tự do có chi phí thấp hơn, linh hoạt hơn và có thể rèn được các chi tiết có hình dạng không quy chuẩn hơn so với phương pháp rèn khuôn.

- Phương pháp rèn khuôn có độ chính xác cao hơn, độ bền cao hơn và có thể rèn được các chi tiết có kích thước nhỏ hơn so với phương pháp rèn tự do.

- Phương pháp rèn tự do có thể gây tiếng ồn và rung động, trong khi phương pháp rèn khuôn có thể gây mất nhiều nguyên liệu do cắt bỏ các phần dư thừa.

*Phương pháp hàn hồ quang và hàn hơi:

-Phương pháp hàn hồ quang sử dụng điện áp cao để tạo ra hồ quang điện giữa que hàn và vật liệu, trong khi phương pháp hàn hơi sử dụng khí oxy-acetylen để tạo ra ngọn lửa nóng giữa béc hàn và vật liệu- Phương pháp hàn hồ quang có tốc độ hàn nhanh hơn, hiệu suất cao hơn và có thể hàn được các vật liệu khó tan chảy hơn so với phương pháp hàn hơi.

- Phương pháp hàn hơi có chi phí thấp hơn, dễ điều khiển hơn và có thể hàn được các vật liệu mỏng hơn so với phương pháp hàn hồ quang.

- Phương pháp hàn hồ quang có thể gây ra tia UV, tia X và khói bụi, trong khi phương pháp hàn hơi có thể gây ra nguy cơ cháy nổ do sử dụng khí oxy-acetylen.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 34 - Câu số 5

Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết của em về một số sản phẩm cơ khí được tạo thành từ phương pháp gia công không phoi.

Hướng dẫn giải :

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Một số ví dụ về các sản phẩm cơ khí được tạo thành từ phương pháp gia công không phoi là: bánh răng, trục, ống, hộp số, vỏ máy bay, lưỡi cưa, dao phay,...

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK