Em hãy quan sát sơ đồ trên để làm rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh...

a. Quan sát sơ đồ và chỉ rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh Phân tích và giải , Câu hỏi mục 3 - Bài 7. Ý tưởng - cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 51 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

image
image

a. Em hãy quan sát sơ đồ trên để làm rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.

b. Em hãy mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện qua thông tin trên. Theo em, việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò như thế nào?

c. Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh đã mang lại lợi ích gì cho anh Hưng trong trường hợp trên?

Hướng dẫn giải :

a. Quan sát sơ đồ và chỉ rõ mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh.

b. Đọc thông tin và mô tả việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh được thể hiện trong thông tin đó. Nêu được vai trò của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh.

c. Đọc trường hợp và nêu được lợi ích của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết :

a. Mối quan hệ giữa ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Trong đó:

- Ý tưởng kinh doanh là cơ sở, tiền đề để chủ thể kinh tế nắm bắt, xác định được cơ hội kinh doanh.

- Ngược lại, cơ hội kinh doanh cung cấp cho các chủ thể kinh tế những hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi để triển khai ý tưởng kinh doanh.

b. - Trong đoạn thông tin trên, các chủ thể kinh tế đã dựa vào mô hình phân tích SWOT để đánh giá cơ hội kinh doanh:

+ Mô hình SWOT được sử dụng để giúp các cá nhân hay tổ chức xác định ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức trong kinh doanh.

+ Mô hình này được trình bày dưới dạng bảng ma trận gồm 2 cột, 2 hàng và chia thành 4 phần - tương ứng với 4 thành tố là: S - Strengths (Điểm mạnh); W - Weaknesses (Điểm yếu); O − Opportunities (Cơ hội); T - Threats (Thách thức).

- Xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Người kinh doanh biết xây dựng ý tưởng và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và đạt được mục tiêu lợi nhuận.

+ Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.

c. Nhờ việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, xác định và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh, nắm rõ lượng khách hàng tiềm năng nên việc kinh doanh của anh Hưng đã đạt được những thành công ban đầu.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK