Trả lời câu hỏi mục 4 trang 52 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Em hãy cho biết các các chủ thể trong mỗi trường hợp trên có những năng lực kinh doanh nào?
b. Theo em, ngoài các năng lực trên, người kinh doanh cần có những năng lực nào nữa? Hãy nêu hiểu biết của em về những năng lực đó.
a. Đọc các trường hợp và chỉ ra được những năng lực kinh doanh của các chủ thể trong mỗi trường hợp đó.
b. Chỉ ra những năng lực khác mà người kinh doanh cần có. Nêu hiểu biết của em về những năng lực đó.
a. Những năng lực kinh doanh của các chủ thể trong mỗi trường hợp là:
- Trường hợp 1. Chị Hạnh:
+ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: được tích lũy và rèn luyện qua quá trình rất dài chị H học hỏi kiến thức và kinh nghiệm làm bánh.
+ Năng lực lãnh đạo, tổ chức: chị Hạnh luôn tự tin trong việc lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp; thường xuyên giám sát và động viên cấp dưới kịp thời.
+ Khả năng phân tích, sáng tạo và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh: chị Hạnh luôn có kế hoạch kinh doanh phù hợp ở từng thời điểm, giúp cho doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
- Trường hợp 2. Anh Bắc:
+ Năng lực thiết lập quan hệ: anh Bắc luôn khéo léo trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng; thực hiện hợp tác với các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng.
+ Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh: nhận thấy sự phát triển của thương mại điện tử, anh Bắc đã quyết định kết hợp kinh doanh trực tiếp và trực tuyến.
b. Ngoài những năng lực trên, người kinh doanh còn cần một số năng lực khác như:
- Năng lực tiên liệu, dự báo
Để thích nghi với môi trường kinh doanh không ngừng vận động và biến đổi, đòi hỏi người kinh doanh phải có phán đoán tốt, có tầm nhìn. Khi là nhà kinh doanh, bạn phải hiểu biết sâu sắc và tiên liệu về thị trường, đồng vốn, tiếp thị,… Đặc biệt trong những điều kiện phải đối đầu với những thách thức lớn.
- Năng lực tự làm chủ bản thân
Một trong những khả năng quan trọng của người kinh doanh là tự làm chủ bản thân. Nhà kinh doanh không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có năng lực quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà kinh doanh có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với những người xung quanh và nhận được sự tôn trọng từ họ.
- Năng lực hoạch định nguồn nhân lực
Trong một tập thể, một cá nhân không thể đảm nhận hết mọi công việc, cần có sự phân chia hợp lý để mọi hạng mục công việc, dự án đều được hoàn thành đúng tiến độ. Lúc này, năng lực hoạch định, sử dụng nguồn nhân lực của nhà kinh doanh cần được phát huy.
- Năng lực lập kế hoạch toàn diện
Với sự thay đổi không ngừng của thị trường, doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc định hướng phát triển hiệu quả. Khi đó, nhà quản trị cần lên kế hoạch một cách toàn diện để phổ biến đến đội ngũ nhân viên một cách rõ ràng. Đây cũng chính là một trong những năng lực lãnh đạo quản lý quan trọng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK