Giải Bài 29: Hồ Gươm - Nói và nghe trang 128 SGK Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức tập 2. Nói và quê hương đất nước em
NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC EM
1. Cùng bạn trao đổi về những điều thú vị ở quê hương em hoặc nơi em sống.
Gợi ý:
- Quê hương em hoặc nơi em sống có điều gì thú vị? (cảnh vật, hoạt động, những sản phẩm đặc biệt)
- Em có tình cảm như thế nào với nơi đó.
Trả lời:
- Quê hương em ở nông thôn. Quê em có rất nhiều tre xanh, có sông rộng, có nhãn lồng nổi tiếng quả to và ngọt.
- Quê em ở thành phố, có nhiều chung cư cao tầng, có công nhiều công viên rộng lớn,…
- Em rất yêu quê hương em.
2. Nói những điều em biết thêm về quê hương, đất nước qua trao đổi với bạn ở bài tập 1
Em biết thêm về quê nội của bạn Sơn. Quê bạn ấy gần sông Hồng, có nghề làm đậu phụ. Đậu phụ quê bạn ấy ăn rất ngon. Em thích quê của bạn ấy và muốn được một lần về quê bạn chơi.
* Vận dụng:
Kể cho người thân những điều em thấy thú vị về quê hương, đất nước.
- Quê hương em là tỉnh Thái Bình với cái tên “quê chị hai năm tấn” quen thuộc. Khi đến Thái Bình chúng ta sẽ thấy đặc sản nơi đây chính là những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, miên man, xanh ngắt. Vào những ngày mùa, người nông dân tất bật trên những cánh đồng con trâu đi trước, cái cày theo sau. Mùa lúa chín cả vùng thơm ngát và nhuộm vàng hết cả bầu trời. Với phong cảnh tuy đơn sơ, giản dị nhưng em luôn nhớ về quê hương Thái Bình yêu dấu.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK