Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 - Bài 30 Cánh đồng quê em - phần Viết trang 130 - 131 SGK Kết nối tri thức
Câu 1. Nghe – viết: Cánh đồng quê em (3 khổ thơ đầu)
Cánh đồng quê em
Bé theo mẹ ra đồng
Vầng dương lên rực đỏ
Muôn vàn kim cương nhỏ
Lấp lánh ngọn cỏ hoa.
Nắng ban mai hiền hòa
Tung lụa tơ vàng óng
Trải lên muôn con sóng
Dập dờn đồng lúa xanh.
Đàn chiền chiện bay quanh
Hót tích ri tích rích
Lũ châu chấu tinh nghịch
Đu cỏ uống sương rơi.
Chú ý:
- Quan sát các dấu câu trong đoạn thơ.
- Viết hoa chữ cái đầu tên bài, viết hoa chữ đầu câu.
- Viết những tiếng khó hoặc tiếng dễ viết sai: vầng dương, kim cương, hiền hòa, tích ri tích rích,…
Câu 2. Chọn từ trong ngoặc thay cho ô vuông:
(Một Cột, Bến Thành, Tràng Tiền, Hạ Long)
1 – Chùa Một Cột
2 – Cầu Tràng Tiền
3 – Vịnh Hạ Long
4 – Chợ Bến Thành
Câu 3. Chọn a hoặc b.
a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông.
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy ∎ơm vàng.
- Mọi ∎òng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh ∎ữ biển trời Tổ Quốc.
b. Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.
Bàn tay ta làm nên tất ca
Có sức người, soi đá cung thành cơm.
(Theo Hoàng Trung Thông)
a. Điền như sau:
- Mùa gặt, đường làng phủ đầy rơm vàng.
- Mọi dòng sông đều đổ về biển cả.
- Các chú bộ đội đang canh giữ biển trời Tổ Quốc.
b. Điền như sau:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.
(Theo Hoàng Trung Thông)
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK