Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Cánh diều Chủ đề 3. Phân bón Câu hỏi trang 40 Công nghệ 10 - Cánh diều: Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa ?...

Câu hỏi trang 40 Công nghệ 10 - Cánh diều: Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa ?...

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn cách giải/trả lời Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình để trả lời câu hỏi - Bài 7. Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt.

Câu hỏi

1. Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa ?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa vì:

Lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến tình trạng “dư thừa” mà thực vật không thể hấp thụ hết và chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông.

Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng thì tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng.

2. Kể tên và cho biết đặc điểm của các loại phân bón hóa học trong Hình 7.2

image

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hình A: Phân đạm: dạng tinh thể màu trắng (tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn) dễ tan, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), chủ yếu dùng để bón thúc.

Hình B: Phân Super lân: dạng bột màu xanh xám, khó tan thường dùng để bón lót.

Hình C: Phân Kali: thường có dạng màu nâu đỏ, ..phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao dùng để bón thúc là chính.

Hình D: Phân tổng hợp NPK: phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali.

Câu hỏi

Vì sao không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng vì:

Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu, ngoài ra cây còn bị ngộ độc nitrat. Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi nên gây thiệt hại về kinh tế.

Luyện tập

Quan sát hình 7.3 và trả lời câu hỏi sau:

image

1. Chỉ số 25 – 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50 kg cho biết điều gì?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Chỉ số 25 – 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50kg cho biết:

- Chỉ số đó thể hiện: Thành phần phân đạm chiếm 25%, phân lân chiếm 25%, phân kali chiếm 5%

2. Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón bao nhiêu kg NPK 25-25-5?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón: 400 kg NPK 25-25-5

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK