Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Cánh diều Chủ đề 4. Công nghệ giống cây trồng Câu hỏi trang 63 Công nghệ 10 - Cánh diều: và vận dụng Hãy nêu sự khác nhau giữa giống lúa địa phương, lúa cải tiến và lúa lai. Giống lúa địa phương...

Câu hỏi trang 63 Công nghệ 10 - Cánh diều: và vận dụng Hãy nêu sự khác nhau giữa giống lúa địa phương, lúa cải tiến và lúa lai. Giống lúa địa phương...

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi. Hướng dẫn giải Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi - Ôn tập chủ đề 4.

Luyện tập và vận dụng

1. Hãy nêu sự khác nhau giữa giống lúa địa phương, lúa cải tiến và lúa lai.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Giống lúa địa phương: chỉ phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở địa phương đó.

- Giống lúa cải tiến: có nhiều tính trạng tốt hơn so với giống lúa gốc, năng suất cao hơn.

- Giống lúa lai: mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ.

2. Cho ví dụ biểu hiện của tương tác gen và môi trường đối với cây trồng

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ví dụ biểu hiện của tương tác gen và môi trường đối với cây trồng là: màu sắc của quả cà chua có thể khác nhau do từng điều kiện thời tiết, địa hình, đất đai ở từng địa phương.

3. Vì sao phải chọn, tạo ra các giống mới?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Phải chọn, tạo ra các giống mới để cải thiện tính di truyền của cây trồng, tạo ra các giống mới phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi ích cho con người.

4. Hãy phân biệt giữa chọn giống và tạo giống

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Chọn giống : chọn lọc, tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

- Tạo giống: hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

5. Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

– Giống đối chứng: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm

– Khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng để xác định giống mới có tính ưu điểm gì, so sánh toàn diện về các chỉ tiêu: sinh trưởng, năng suất, chất lượng nông sản, tính chống chịu.

6. Hãy nêu sự khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể.

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu so sánh

Chọn lọc cá thể

Chọn lọc hàng loạt

Đôi tượng

Thường áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính

Thường áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn

Số lượng giống

Chọn ngày số lượng cá thể lớn

Năng suất

Chọn kiểu hình nên năng suất không ổn định.

Chọn kiểu gen nên năng suất được ổn định

Cách chọn loc

Phải chọn lặp đi lặp lại nhiều lần

Có thể chỉ chọn một lần đã có giống tốt thuần chủng

Ưu, nhược điểm

Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống

Tốn nhiều thời gian và diện tích đất.

Nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện

Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.

7. Phân biệt 4 phương pháp tạo giống cây trồng theo bảng 1.

image

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Chỉ tiêu

Lai hữu tính

Đột biến gen

Đa bội thể

Chuyển gen

Tác nhân

Sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau

Tia phóng xạ, chất hóa học,..

Thay đổi nhiệt độ đột ngột, tác động của hóa chất như colchicine,...

Vi khuẩn, súng bắn gen, plasmid

Ưu điểm

Dễ thực hiện, đặc tính di truyền ổn định, thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao

Tạo ra nguồn biến dị rất phong phú và nhanh tạo ra giống mới

Có thể tạo ra giống cây trồng có năng suất cao; tính thích ứng rộng; có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi

Nhanh đạt được mục đích chọn giống

Nhược điểm

Tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn

Tỉ lệ biến dị có lợi thấp

Tỉ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính.

Kỹ thuật cao và thiết bị phức tạo

Đối tượng áp dụng

ngô,...

lúa, cà chua,...

Dưa hấu,....

cải dầu, đậu nành, bông, ngô

8. Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất. Vì sao?

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hiện nay, ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống chuối là phương pháp hiệu quả nhất vì phương pháp này được sử dụng để chọn ra giống cây trồng tốt, sạch bệnh, rút ngắn thời gian.

9. So sánh ưu và nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nhân giống hữu tính

Nhân giống vô tính

Ưu điểm

Dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống.

Giữ đặc tính cây mẹ, ra hoa sớm, mau cho quả sớm

Nhược điểm

Dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả

Dễ bị thoái hoá giống, hệ số nhân giống thấp.

10. Phân biệt 3 phương pháp nhân giống vô tính cây trồng theo mẫu Bảng 2

image

Phương pháp giải :

Kết hợp sách giáo khoa trang chủ đề 4 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Chỉ tiêu

Giâm cành

Chiết cành

Ghép cành

Ưu điểm

hệ số nhân giống cao, dễ thực hiện

cây chiết cành sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn

cây ghép có bộ rễ khỏe, thích nghi điều kiện ngoại cảnh địa phương nên cây sức sinh trưởng mạnh

Nhược điểm

bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều, dễ lây lan bệnh hại

tương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơn

sức tiếp hợp giữa gốc ghép và cành ghép kém sẽ ảnh hưởng đến cây ghép, đòi hỏi kỹ thuật cao

Đối tượng áp dụng

thường áp dụng cho những dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạt

thường áp dụng cho những cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt

áp dụng cho hầu hết các nhóm cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm và một số loại rau

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK