Câu 1: Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 150 000 000 km. a) Phải mất bao lâu để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất? Biết tốc độ ánh sáng trong không gian là $3,0{\text{x}}{10^8}m/s$. b) Tính tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. Giải thích tại sao đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất. |
Sử dụng công thức: $v = \frac{s}{t}$
a)
Thời gian để ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất là:
$t = \frac{s}{v} = \frac{{{{150000000.10}^3}}}{{3,{{0.10}^8}}} = 500{\text{s}} = \frac{{25}}{3} \approx 8,33\left( {phut} \right)$
b)
Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng hết 365 ngày = 8760 giờ
Tốc độ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất là:
$v = \frac{s}{t} = \frac{{150000000.2\pi }}{{8760}} = 1,{076.10^5}\left( {km/h} \right)$
Đây là tốc độ trung bình, không phải là vận tốc của Trái Đất vì độ dịch chuyển của Trái Đất bằng 0.
Câu 2: Một người đi bằng thuyền với tốc độ 2,0 m/s về phía đông. Sau khi đi được 2,2 km, người này lên ô tô đi về phía bắc trong 15 phút với tốc độ 60 km/h. Tìm: a) Tổng quãng đường đã đi. b) Độ lớn của độ dịch chuyển tổng hợp. c) Tổng thời gian đi. d) Tốc độ trung bình tính bằng m/s. e) Độ lớn của vận tốc trung bình. |
- Sử dụng công thức tính quãng đường: s = v.t
- Sử dụng công thức tính độ dịch chuyển tổng hợp.
- Sử dụng công thức tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.
a)
Quãng đường người đó đi về phía bắc là:
${s_2} = {v_2}.{t_2} = 60.\frac{{15}}{{60}} = 15\left( {km} \right)$
Tổng quãng đường đã đi là:
$s = {s_1} + {s_2} = 2,2 + 15 = 17,2\left( {km} \right)$
b)
Độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp là:
$d = \sqrt {d_1^2 + d_2^2} = \sqrt {2,{2^2} + {{15}^2}} = 15,16\left( {km} \right)$
c)
Thời gian người đó đi về phía đông là:
${t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,{{2.10}^3}}}{{2,0}} = 1100(s) = 18,33\left( {phut} \right)$
Tổng thời gian đi của người này là:
$t = {t_1} + {t_2} = 18,33 + 15 = 33,33\left( {phut} \right)$
d)
Tốc độ trung bình là:
$v = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{17,{{2.10}^3}}}{{33,33.60}} = 8,6\left( {m/s} \right)$
e)
Độ lớn của vận tốc trung bình là:
$v = \frac{d}{t} = \frac{{15,{{16.10}^3}}}{{33,33.60}} = 7,58\left( {m/s} \right)$
Câu 3: Hai người đi xe đạp theo một con đường thẳng. Tại thời điểm t = 0, người A đang đi với tốc độ không đổi là 3,0 m/s qua chỗ người B đang ngồi trên xe đạp đứng yên. Cũng tại thời điểm đó, người B bắt đầu đuổi theo người A. Tốc độ của người B tăng từ thời điểm t = 0,0 s đến t = 5,0 s. Sau đó người B tiếp tục đi với tốc độ không đổi là 4 m/s. a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của người A, từ t = 0,0 s đến t = 12,0 s. b) Khi nào người B đuổi kịp người A. c) Người B đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau)? |
- Sử dụng kĩ năng vẽ đồ thị.
a)
b)
- Từ t = 0,0 s đến t = 5,0 s người B đi được 10 m.
- Sau thời điểm t = 5,0 s người B đi với tốc độ không đổi là 4 m/s
+ Quãng đường người B đi được sau 1 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.1 = 14 m
+ Quãng đường người B đi được sau 2 s đi với tốc độ 4 m/s là: 10 + 4.2 = 18 m (đuổi kịp người A)
=> Người B đuổi kịp người A sau 2 s đi với tốc độ không đổi là 4m/s.
c)
Người B đi được 8 m trong khoảng thời gian đi với tốc độ không đổi (đến khi gặp nhau).
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK