Câu hỏi trang 16 mở đầu
Những nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học |
- Những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton sẽ thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton sẽ thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- Trong một nguyên tử trung hòa về điện, số hạt proton = số hạt electron
- Dễ dàng thấy được:
+ Hình a, hình c đều có 3 electron ở lớp vỏ => Hình a, hình c đều có 3 proton => Nguyên tử a, nguyên tử c thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
+ Hình b, hình d đều có 2 electron ở lớp vỏ => Hình b, hình d đều có 2 proton => Nguyên tử b, nguyên tử d thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
Câu hỏi trang 16
Nguyên tử lithium (Li) có 3 proton trong hạt nhân. Khi Li tác dụng với khí chlorine (Cl2) sẽ thu được muối lithium chlorine (LiCl), trong đó Li tồn tại ở dạng Li+. Ion Li+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân? |
Nguyên tử Li và ion Li+ đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học là Li
- Nguyên tử Li và ion Li+ đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học là Li
- Li+ là nguyên tử Li sau khi mất đi 1 electron. Do vậy Li+ sẽ có 3 proton và 2 electron
=> Trong hạt nhân Li và Li+ đều có cùng số hạt proton là 3.
Câu hỏi 1 trang 17 Luyện tập
1. Phân tử S8 có 128 electron, hỏi số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh (S) là bao nhiêu? 2. Một nguyên tử có Z hạt proton, Z hạt electron và N hạt neutron. Tính khối lượng (gần đúng, theo amu) và số khối của nguyên tử này. Nhận xét về kết quả thu được. |
1. - Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử
- Phân tử S8 nghĩa là có 8 nguyên tử S
2.
Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron + số electron. 0,00055
Số khối nguyên tử = số proton + số neutron
1.
- Phân tử S8 nghĩa là có 8 nguyên tử S
=> 1 nguyên tử S có 128 : 8 = 16 electron
- Nguyên tử trung hòa về điện có số hạt proton = số hạt electron
=> Nguyên tử S có 16 proton
- Mà số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử
=> Nguyên tử S có số hiệu nguyên tử là 16
2.
Ta có:
+ Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron + số electron. 0,00055 = Z + N + 0,00055.Z ≈ Z + N
+ Số khối nguyên tử = số proton + số neutron = Z + N
Như vật khối lượng (gần đúng, theo amu) và số khối của nguyên tử có thể coi là bằng nhau
Câu hỏi trang 17
Nguyên tử Li có 3 proton, 4 neutron. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố này |
- Kí kiệu nguyên tử \({}_Z^AX\)cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A)
- Số hiệu nguyên tử = số proton
- Số khối = số proton + số neutron
- Nguyên tử C có 6 proton, 6 neutron
=> Số hiệu nguyên tử Z = 6, số khối A = số proton + số neutron = 6 + 6 = 12
- Kí hiệu nguyên tử: \({}_{11}^{23}X\)
=> Số proton = Z = 11, số neutron = A – số proton = 23 – 11 = 12
Hoàn thành bảng:
Nguyên tử |
Số p |
Số n |
Kí hiệu nguyên tử |
C |
6 |
6 |
\({}_6^{12}C\) |
X |
11 |
12 |
\({}_{11}^{23}X\) |
Câu hỏi 3 trang 17 Luyện tập
3. Hoàn thành bảng sau
|
- Kí kiệu nguyên tử \({}_Z^AX\)cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A)
- Số hiệu nguyên tử = số proton
- Số khối = số proton + số neutron
- Nguyên tử C có 6 proton, 6 neutron
=> Số hiệu nguyên tử Z = 6, số khối A = số proton + số neutron = 6 + 6 = 12
- Kí hiệu nguyên tử: \({}_{11}^{23}X\)
=> Số proton = Z = 11, số neutron = A – số proton = 23 – 11 = 12
Hoàn thành bảng:
Nguyên tử |
Số p |
Số n |
Kí hiệu nguyên tử |
C |
6 |
6 |
\({}_6^{12}C\) |
X |
11 |
12 |
\({}_{11}^{23}X\) |
Câu hỏi trang 18
Câu hỏi: Cho các nguyên tử sau:
|
Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học có hạt nhân khác nhau về số neutron, có cùng số proton là đồng vị của nhau.
- Trong các nguyên tử: \({}_2^5X\), \({}_3^7Y\), \({}_4^9Z\), \({}_5^{11}M\), \({}_5^{12}T\). Chỉ có nguyên tử M và T là có số hiệu nguyên tử (số proton) bằng nhau.
=> Nguyên tử M và T là đồng vị của nhau.
Câu hỏi 1,2 trang 18 Vận dụng
1. Nguyên tố oxygen có 17 đồng vị, bắt đầu từ \({}_8^{12}O\), kết thúc là \({}_8^{28}O\). Các đồng vị oxygen có tỉ lệ giữa số hạt neutron (N) và số hiệu nguyên tử thỏa mãn \(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\)thì bền vững. Hỏi trong tự nhiên thường gặp đồng vị nào của oxygen? 2. Em hãy tìm hiểu đồng vị nào của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên. |
1. Nguyên tử O có số hiệu nguyên tử Z = 8.
- Thay Z = 8 vào bất phương trình:\(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\) => Tìm ra khoảng giá trị của N
=> Tìm ra khoảng giá trị của số khối (A)
=> Đồng vị thường gặp của oxygen
2. Đồng vị \({}_8^{16}O\) của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên.
1. Ta có: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử Z = 8
Mà số hiệu nguyên tử thỏa mãn \(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\) thì bền vững
Thay Z vào bất phương trình \(1 \leqslant \frac{N}{Z} \leqslant 1,25\) ta được:
\(1 \leqslant \frac{N}{8} \leqslant 1,25\)
=> \(8 \leqslant N \leqslant 10\)
=> \(8 + Z \leqslant N + Z \leqslant 10 + Z\)
=> \(16 \leqslant A \leqslant 18\)
Vậy các đồng vị thường gặp của oxygen là: \({}_8^{16}O\), \({}_8^{17}O\), \({}_8^{18}O\).
2. Trong tự nhiên:
+ Đồng vị \({}_8^{16}O\) chiếm 99,757%
+ Đồng vị \({}_8^{17}O\) chiếm 0,039%
+ Đồng vị \({}_8^{18}O\) chiếm 0,204%
=> Đồng vị \({}_8^{16}O\) của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên
Câu hỏi 4 trang 18 Luyện tập
4. Trong tự nhiên, argon có các đồng vị \({}^{40}{\text{Ar}}\),\(^{38}{\text{Ar}}\), \({}^{36}{\text{Ar}}\)chiếm tương ứng khoảng 99,604%; 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Ar. |
- Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.
- Nguyên tử khối trung bình:\(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + ...}}{{100}}\)
Trong đó: a, b, c, d là phần trăm các đồng vị
A, B, C, D là số khối của đồng vị dó
Ta có: \({}^{40}{\text{Ar}}\) chiếm 99,604%; \(^{38}{\text{Ar}}\) chiếm 0,063%; \({}^{36}{\text{Ar}}\)chiếm 0,333%
=> \({M_{{\text{Ar}}}} = \frac{{99,694.40 + 0,063.38 + 0,333.36}}{{100}} = 40,02\)
Vậy nguyên tử khối trung bình của Ar là 40,02
Câu hỏi trang 18
Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,45. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của chlorine trong tự nhiên. |
- Nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên.
- Nguyên tử khối trung bình:\(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + ...}}{{100}}\)
Trong đó: a, b, c, d là phần trăm các đồng vị
A, B, C, D là số khối của đồng vị đó
- Gọi tỉ lệ đồng vị 35Cl trong tự nhiên là x%
=> Tỉ lệ đồng vị 37Cl trong tự nhiên là (100-x)%
- Nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,45
=> \(35,45 = \frac{{35.x + 37.(100 - x)}}{{100}}\)
=> x = 77,5
Vậy đồng vị 35Cl chiếm 77,5% trong tự nhiên, đồng vị 37Cl chiếm 22,5% trong tự nhiên
Giải Bài tập 1,2,3,4 trang 20 SGK hóa 10 cánh diều
Bài 1: Hoàn thành bảng sau đây:
|
- Kí kiệu nguyên tử \({}_Z^AX\)cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A)
- Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron
- Số khối = số proton + số neutron
- \({}_{18}^{40}{\text{Ar}}\)
+ Có số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 18
+ Số khối = 40
+ Số neutron = 40 – 18 = 22
- Số khối = 39, số proton = 19 => Nguyên tố Kali (K)
+ Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 19
+ Số neutron = 39 – 19 = 20
- Số hiệu nguyên tử = 16, số neutron = 20
+ Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 16 => Nguyên tố lưu huỳnh (S)
+ Số khối = số proton + số neutron = 16 + 20 = 36
Hoàn thành bảng
Kí hiệu |
Số hiệu nguyên tử |
Số khối |
Số proton |
Số electron |
Số neutron |
\({}_{18}^{40}{\text{Ar}}\) |
18 |
40 |
18 |
18 |
22 |
\({}_{19}^{39}K\) |
19 |
39 |
19 |
19 |
20 |
\({}_{16}^{36}S\) |
16 |
36 |
16 |
16 |
20 |
Bài 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng? (a) Những nguyên tử có cùng số electron thì thuộc cùng một nguyên tố hóa học (b) Hai ion dương (ion một nguyên tử) có điện tích lần lượt là +2 và +3, đều có 26 proton. Vậy hai ion này thuộc cùng một nguyên tố hóa học (c) Hai nguyên tử A và B đều có số khối là 14. Vậy hai nguyên tử này thuộc cùng một nguyên tố hóa học. (d) Những nguyên tử có cùng số neutron thì thuộc cùng một nguyên tố hóa học. |
(a). Những nguyên tử đều có số electron = số proton
(b). Hai ion đều có cùng số proton mà số proton = số hiệu nguyên tử
(c). Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
(d). Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
=> Tất cả nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron.
=> (a) đúng
- Hai ion đều có 26 proton hay đều có số hiệu nguyên tử = 26
=> Hai ion dương này đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
=> (b) đúng
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
=> (c), (d) sai
Vậy những phát biểu đúng là: (a) và (b)
Bài 3: Trong tự nhiên, đồng có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam đồng |
Bước 1: Tính số mol đồng
Bước 2: Gọi tỉ lệ phần trăm của đồng vị 63Cu trong tự nhiên là x
=> Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 65Cu trong tự nhiên là 100 – x
Bước 3: Áp dụng công thức: \(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + ...}}{{100}}\) => Tìm ra giá trị của x
Bước 4: Từ phần trăm của mỗi đồng vị => Số mol của mỗi đồng vị
Ta có: nCu = 6,354 : 63,54 = 0,1 (mol)
Gọi tỉ lệ phần trăm của đồng vị 63Cu trong tự nhiên là x
=> Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 65Cu trong tự nhiên là 100 – x
- Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54
=> \(63,54 = \frac{{63.x + 65.(100 - x)}}{{100}}\)
=> x = 73
=> Tỉ lệ phần trăm của đồng vị 63Cu trong tự nhiên là 73%
=> Trong 0,1 mol Cu sẽ có 0,1.73% = 0,073 mol 63Cu
=> Trong 0,1 mol Cu sẽ có 0,1 - 0,073 = 0,027 mol 65Cu
Bài 4: Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như ở Hình 3.5. Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích z của các ion đồng vị neon đều bằng +1). a) Neon có bao nhiêu đồng vị bền? b) Tính nguyên tử khối trung bình của Neon. |
a) Dựa vào Hình 3.5, nêu các đồng vị bền của Neon
b) Công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + ...}}{{100}}\)
a) Neon có 3 đồng vị bền:
+ Đồng vị 20Ne chiếm 90,9%
+ Đồng vị 21Ne chiếm 0,3%
+ Đồng vị 22Ne chiếm 8,8%
b) Công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(M = \frac{{aA + bB + cC + {\text{dD}} + ...}}{{100}}\)
=> \({M_{Ne}} = \frac{{90,9.20 + 0,3.21 + 8,8.22}}{{100}} = 20,18\)
Vậy nguyên tử khối trung bình của Neon là 20,18
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK