Dựa vào thông tin mục 2, nếu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884.
Dựa vào kiến thức mục I.2
Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884.
* Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873-1874), Hiệp ước Giáp Tuất
- Pháp:
+ Tháng 10-1873, Phrăng-xít Gác-ni-ê chỉ huy hơn 200 quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Kháng chiến của quân, dân ta
+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu cản địch nhưng không được. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội, sau đó mở rộng đánh chiếm một số tỉnh thành lân cận.+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì vẫn quyết tâm kháng chiến. Ngày 21-12-1873, quân Pháp, bị phục kích tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê thiệt mạng. Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, quân Pháp hoang mang, lo sợ. + Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874),thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì và công nhận nhiều quyền lợi khác của Pháp ở Việt Nam.
* Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882-1883)
- Pháp:
+ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tháng 3-1882, Hen-ri Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân từ Sài Gòn kéo ra Bắc Kì.
+ Ngày 25-4-1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
- Kháng chiến của quân, dân ta
+ Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành. Ông đã tự vẫn để không bị rơi vào tay giặc.
+ Nhiều sĩ phu, văn thân ở các địa phương vẫn tổ chức phong trào chống Pháp.+ Quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen (của Lưu Vĩnh Phúc) tạo thế bao vây, uy hiếp quân Pháp ở Hà Nội. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883) đã khiến Ri-vi-e và hàng chục lính Pháp thiệt mạng.
* Chống Pháp tấn công Thuận An; Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt
- Pháp+ Ngày 18-8-1883, quân Pháp tấn công Thuận An (Huế). - Kháng chiến của quân, dân ta
+ Sau vài ngày chống trả quyết liệt, triều đình Huế buộc phải xin đinh chiến và chấp nhận kí Hiệp ước Hác-măng (1883), thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì; vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sử Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,...
+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân bùng lên mạnh mẽ.
+ Pháp kí với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), trong đó sửa lại một số điều của Hiệp ước Hác-măng nhằm xoa dịu dư luận.
-> Với Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK