- Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Cho biết sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Tất Thành so với những người đi trước
Đọc lại kiến thức mục III
* Những nét chinh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Hoàn cảnh: Trước những thất bại của các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,... Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
- Hoạt động:
+ 1908-1911, Tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908),vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh,sau đó vào Sài Gòn.
+ 5-6-1911, Làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp, rời Bếncảng Nhà Rồng (Sài Gòn) sang phương Tây tìmđường cứu nước.
+ 1911-1917, Đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làmnhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thựctiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinhnghiệm quý báu.
+ 12-1917, Trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhânPháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chứcHội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,...
* Sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước củaNguyễn Tất Thành so với những người đi trước
- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Con đường của Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây - nước Pháp, quê hương của tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” và cũng là nước đang thực hiện chế độ thực dân đối với dân tộc Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi. Quyết định sang nước Pháp của Nguyễn Tất Thành là sự lựa chọn đúng đắn đầu tiên, thể hiện một tư duy độc lập và tầm nhìn mới mẻ về hướng đi và con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đang trong vòng nô lệ, lầm than.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK