Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:
- Trình bày nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ.XIX.
- Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nướcViệt Nam cuối thế kỉ XIX.
Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16
- Nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ.XIX
+ Thực dân Pháp xâm lược
+ Chế độ quân chủ ở Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng
-> một số quan lại, sĩ phu có tư tưởng thứcthời, như Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch,...đã đưa ra các đề nghị cải cách với triều đình Tự Đức.
- Những nội dung chính trong các đề nghị cải cách
+Nguyễn Trường Tộ: Từ năm 1863 đến năm 1871, đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp,công – thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...+ Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền: Năm 1868, đề nghị mở càng Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....
+ Viện Thương bạc: Năm 1872, đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...
+ Nguyễn Lộ Trạch (thượng và hạ): Năm 1877 và 1882, gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách”lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà – Thủ – Chiến, đề nghị chấn hưng dân khi, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...
-> Nội dung chính trong các đề nghị cải cách nội dung chính trong các đề nghị cải cách
- Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, thể hiện mong muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu,có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
- Muốn học tập cách làm của phươngTây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.
- Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển côngthương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK