Mở đầu
Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanhCâu hỏi |
Cơ quan tham gia tiếp nhận hình ảnh, âm thanh là mắt và tai
Cơ quan tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh là mắt (thị giác)
Cơ quan tham gia vào quá trình tiếp nhận âm thanh là tai (thính giác)
Câu hỏi 1
Quan sát hình 34.1, nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh, mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nàoCâu hỏi |
Quan sát hình vẽ và nêu được các bộ phận cấu tạo hệ thần kinh
Các bộ phận cấu tạo hệ thần kinh gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên
- Bộ phận thần kinh trung ương gồm:
+ Não bộ (nằm trong hộp sọ)
+ Tủy sống (nằm trong cột sống)
- Bộ phận thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh
Câu hỏi 2
Lấy các ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người |
Hệ thần kinh
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Câu hỏi 3
Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh |
Biết được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng tránh
Một số bệnh về hệ thần kinh: tai biến mạch máu não gây tổn thương não, thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các dây thần kinh tủy, Parkinson gây khó khăn trong vận động.
Cách phòng tránh:
- Cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao
- Không sử dụng chất kích thích
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
- Cần suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội
Câu hỏi 4
Quan sát hình 34.2 và cho biết: a) Cấu tạo cơ quan thị giác gồm những bộ phận nàoCâu hỏi b) Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt |
Quan sát hình vẽ và nhận biết được cấu tạo cơ quan thị giác và cấu tạo của cầu mắt. Từ đó nêu được quá trình thu nhận ánh sáng từ vật tới võng mạc
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm các bộ phận là: Cầu mắt, dây thần kinh thị giác, trung khu thị giác ở não bộ.
b) Sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạch trong cầu mắt: Ánh sáng từ vật → Giác mạc → Đồng tử → Thủy tinh thể → Dịch thủy tinh → Võng mạc.
Câu hỏi 5
Nêu thêm tên một số bệnh, tật về mắt |
Trong quá trình sinh hoạt, ta thường bảo vệ mắt chưa đúng cách dẫn đến một số bệnh, tật về mắt.
Một số bệnh về mắt: viêm kết mạc, lẹo mắt, viêm giác mạc,...
Một số tật về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị
Câu hỏi 6
Dựa vào hình 17.8, trang 88, cho biết: a) Cấu tạo của cơ quan thính giác b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai. c) Viết sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai |
Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi, nhớ lại cấu tạo của tai
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác gồm: tai, dây thần kinh thính giác, trung khu thính giác
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai: tai ngoài, tai giữa và tai trong; tai trong có các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai
c) Sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai:
Sóng âm từ nguồn âm → ống tai ngoài → màng nhĩ → các xương tai giữa → tai trong (tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai)
Câu hỏi 7
Nêu thêm tên và cách phòng một số bệnh về tai |
Nắm được một số bệnh và cách phòng một số bệnh về tai
Một số bệnh về tai: viêm tai ngoài, viêm tai giữa, tổn thương tai trong…
Cách phòng một số bệnh về tai:
- Vệ sinh tai đúng cách
- Cần giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai
- Hạn chế tiếng ồn, tránh nghe âm thanh có cường độ cao
Câu hỏi 1
Nêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy. |
Khi đội mũ bảo hiểm điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ tham gia lao động sẽ giúp ta bảo vệ được não bộ (nằm trong hộp sọ) - là bộ phận thần kinh trung ương
Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Câu hỏi 2
Giải thích tại sao những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,...dễ bị giảm thính lực |
Nhớ lại sơ đồ đường đi của âm thanh vào ốc tai.
Khi có âm thanh cường độ cao tác động thường xuyên gây ảnh hưởng tới tai, cụ thể là các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai.
Những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK