Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều Chủ đề 7. Cơ thể người Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 148, 149, 150 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhómGiải thích vì sao có sự ...

Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 148, 149, 150 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều: Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhómGiải thích vì sao có sự ...

Trả lời bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn trang 148, 149, 150 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều - Chủ đề 7. Cơ thể người. Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 149

Câu hỏi 1

Nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm

Hướng dẫn giải :

Quan sát kết quả băng bó của bản thân và của các bạn.

Lời giải chi tiết :

HS tự nhận xét kết quả băng bó của bản thân và của các bạn theo những tiêu chí về kỹ thuật, hình thức,...

Câu hỏi 2

Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch

Hướng dẫn giải :

Có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch bởi mỗi loại có tốc độ máu chảy khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch vì: mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau:

  • Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể chảy thành tia.
  • Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch.
  • Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.

=> Do đó, tùy từng dạng chảy máu khác nhau mà có cách xử lí khác nhau.

Câu hỏi 3

Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thươngCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Cần chú ý tới vị trí của phía trên vết thương và phía dưới vết thương, chỗ nào có động mạch gần tim hơn.

Lời giải chi tiết :

Vị trí đặt garo ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương do phía trên vết thương có động mạch gần tim hơn. Do đó, việc đặt garo ở phía trên vết thương sẽ làm ngừng sự lưu thông máu tiếp tục đến vết thương (cầm được máu)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 151

Câu hỏi 1

Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành cấp cứu người bị đột quỵ

Hướng dẫn giải :

Nghiên cứu thông tin trong SGK để nắm được các thao tác khi cấp cứu người bị đột quỵ

Lời giải chi tiết :

HS nhận xét về các thao tác khi thực hiện

Câu hỏi 2

Trình bày cách nhận biết, xử lý khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn giải :

Nhớ lại cách nhận biết, xử lý người có dấu hiệu đột quỵ.

Lời giải chi tiết :

* Cách nhận biết người có dấu hiệu đột quỵ:

  • Có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, bị mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Có biểu hiện giảm thị lực, nhìn mờ.
  • Có biểu hiện đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn.
  • Có biểu hiện tế cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Có biểu hiện khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói giọng bất thường.
  • Có biểu hiện cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

*Cách xử lý khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ:

  • Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).
  • Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức (Quỳ xuống một bên của người bệnh, đưa tay người bệnh ở tư thế vuông góc → Kéo tay đối diện của người bệnh đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài → Kéo chân của người bệnh co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất, giữ tư thế đó và kéo người bệnh quay vào phía của bạn → Hoàn thành tư thế hồi sức).
  • Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên giường, gối đầu cao, đặt người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức, nới lỏng quần áo.
  • Bước 4: Đưa người bệnh đi cấp cứu. Khi đưa người bệnh đi cấp cứu cần dùng cáng hoặc giường bệnh, không dùng ghế ngồi. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân để làm giảm nguy cơ phần đầu bị đọng máu.

Câu hỏi 3

Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức

Hướng dẫn giải :

Khi hồi sức, sự lưu thông khí ở đường hô hấp khó khăn nên cần nằm nghiêng để tạo điều kiện cho hệ hô hấp.

Lời giải chi tiết :

Cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức để đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp vì giúp lưỡi không tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

Câu hỏi 4

Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.

Hướng dẫn giải :

Người bệnh khi di chuyển cần ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít chấn động để hạn chế làm ngã bệnh nhân và hạn chế đau đớn, khó chịu.

Lời giải chi tiết :

Khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động vì:

  • Việc đặt người bệnh ở tư thế nằm sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ làm ngã bệnh nhân và cũng giúp việc di chuyển được dễ dàng hơn khi mà các bệnh nhân đột quỵ thường có biểu hiện khó khăn trong vận động.
  • Việc di chuyển cần nhẹ nhàng, ít chấn động sẽ giúp bệnh nhân khỏi bị đau đớn và khó chịu hơn, đồng thời, tránh được những nguy cơ như chấn thương, đọng máu ở phần đầu,…

Câu hỏi 5

Giá trị huyết áp của em là bao nhiêuCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Tiến hành đo huyết áp và ghi kết quả

Lời giải chi tiết :

HS tiến hành đo và ghi huyết áp của bản thân

Câu hỏi 6

Vì sao người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyênCâu hỏi

Hướng dẫn giải :

Hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường bị lão hóa → Dẫn đến nhiều bệnh lý phức tạp.

Lời giải chi tiết :

Người cao tuổi nên đo huyết áp thường xuyên bởi hệ tuần hoàn của người cao tuổi thường bị lão hóa dẫn theo nhiều bệnh lí phức tạp bên trong cơ thể điển hình như bệnh cao huyết áp.

Vì thế, việc đo huyết áp thường xuyên cho người cao tuổi giúp kiểm tra, theo dõi sức khỏe; phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh; hạn chế những tai biến nguy hiểm do bệnh gây ra.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK